Nội dungToggle Table of Content

Thị trường

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) lên tiếng ủng hộ CBDC

Các ngân hàng Trung Ương trên toàn thế giới đang nỗ lực phát triển các đồng CBDC của riêng mình. Điều này cho thấy sự ưu việt của việc áp dụng tiền điện tử vào đời sống thực tiễn.

Mới đây, IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) đã tuyên bố rằng: “Họ luôn giữ quan điểm ủng hộ CBDC”. Trong khi các Ngân hàng Trung ương đang xem xét: “Liệu có thể sử dụng CBDC như là một phương tiện thay thế tiền mặt và nếu điều này thành hiện thực thì kế hoạch để áp dụng CBDC sẽ diễn ra trong thời gian lớn”. 

Để ủng hộ quan điểm của mình đối với CBDC, gần đây IMF tuyên bố một lần nữa rằng:

“Việc hướng tới CBDC đang đạt được nhiều sự quan tâm và tất cả là do nỗ lực và sự sáng tạo của các Ngân hàng Trung ương. Hiện nay có khoảng 100 quốc gia đang thử nghiệm CBDC dưới nhiều hình thức, IMF sẽ cố gắng hỗ trợ, tư vấn cho các quốc gia về vấn đề này”.

Ngoài ra Chủ tịch IMF Kristalina Georgieva còn nói thêm:

“IMF sẽ có vai trò thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm về CBDC cho toàn thế giới để tăng khả năng kết nối của các đồng CBDC”.

Lợi ích của CBDC

Tổng thống Georgieva nói về những lợi ích của CBDC như sau:

“Nếu các CBDC được thiết kế một cách thận trọng, chúng có thể mang lại khả năng phục hồi, an toàn, tính khả dụng và chi phí thấp hơn so với các các đồng tiền điện tử khác. Trường hợp rõ ràng nhất là khi các loại tiền điện tử không được hỗ trợ sẽ dễ dàng bị bốc hơi giá trị của nó. Đối với những loại stablecoin được quản lý tốt cũng không thể so với tiền điện tử được phát hành và thiết kế bởi ngân hàng Trung Ương”.

Tuy nhiên, công chúng không có xu hướng đón nhận các CBDC như IMF. Mặc dù CBDC sẽ có mức độ biến động thấp hơn và độ an toàn cao hơn nhưng lại gây lo ngại cho vì sẽ không mang tính riêng tư vốn có của Blockchain.

Những lo ngại này cũng được cựu chủ tịch Mexico, ông Banco de nói:

“Chúng tôi không biết được ai đã trả 100 đô cho hóa đơn ngày hôm nay cũng như ai đã trả hóa đơn 1.000 peso ngày hôm nay. Điểm khác biệt chính với CBDC là ngân hàng trung ương sẽ có quyền kiểm soát tuyệt đối đối với các quy tắc và quy định về việc sử dụng tiền điện tử với mục đích gì của ngân hàng trung ương và chúng tôi cũng sẽ có công nghệ để thực thi điều đó. ”

Các quốc gia đang phát triển CBDC

Trong hơn 100 quốc gia mà Georgieva nhắc đến, nổi bật nhất là Canada, khi đất nước họ đã bắt đầu làm việc về CBDC vào năm 2019, trong khi đó Nga và Ấn Độ hiện đang nghiên cứu đối ra mắt đồng CBDC riêng của họ. Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Anh cũng đang nỗ lực cho tham vọng tương tự.

Một số quốc gia là những nước đã phát triển và ra mắt CBDC của Ngân hàng Trung ương trong hai năm qua là các quốc gia Đông Caribe với “Dcash”, “eNaira” ở Nigeria và “Sand Dollar” của Bahamas. Tuy vậy dự án CBDC thành công nhất được coi là thuộc về Trung Quốc.

Trung Quốc bắt đầu phát triển e-CNY vào năm 2016 và đã liên kết với các công ty công nghệ khổng lồ của quốc gia như Tencent, Alibaba, Huawei, JD.com và UnionPay. Kể từ tháng 4 năm 2021, e-CNY đã được đưa ra thử nghiệm tại mười thành phố và khu vực. 6 tháng sau đó, e-CNY lập tức ghi nhận mức giao dịch lên đến 9,7 tỷ USD và có hơn 140 triệu người sử dụng.

WETAG sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sự kiện này.

Sources: Fiozow, Thecoinrepublic, IMF