Mạng Blockchain

Tìm hiểu về Ethereum Virtual Machine (EVM)

Trong thị trường crypto gần đây nhiều dự án và các hệ sinh thái phát triển với các hình thức và nhiều tính năng nổi bật. Đáng nói đến là các dự án Blockchain thành công như Binance SmartChain hay Cronos,… thì những dự án này đều có điểm chung là những dự án Blockchain tương thích với EVM (máy ảo Ethereum). Trong bài viết này WeTAG sẽ phân tích với anh em về công nghệ EVM (máy ảo Ethereum) là gì và dự phóng của những dự án tương thích với EVM như thế nào trong tương lai nhé.

Định nghĩa EVM (máy ảo Ethereum) là gì?

Máy ảo Ethereum là nền tảng phần mềm mà các nhà phát triển có thể sử dụng để tạo các ứng dụng phi tập trung (DApps) trên Ethereum.

Máy ảo này là nơi hoạt động của tất cả các tài khoản Ethereum và các hợp đồng thông minh. EVM loại bỏ nhu cầu về phần cứng và được cho là phù hợp với các lập trình viên khi mới bắt đầu. Vì thế, để hiểu sâu hơn về máy ảo Ethereum và mã EVM sẽ yêu cầu kiến ​​thức về các thuật ngữ khoa học máy tính như bộ nhớ, byte,… cũng như các khái niệm blockchain như bằng chứng công việc , Merkle Tree và các hàm băm.

Để dễ hiểu hơn thì các EVM sẽ đóng vai trò trung gian trong việc thực thi các smart contract (hợp đồng thông minh) ở trên mạng lưới Ethereum. Mỗi một Ethereum node được trang bị một EVM riêng, điều này sẽ đảm bảo tính bảo mật và phi tập trung của mạng lưới.

Tìm hiểu thêm chi tiết cơ cấu hoạt động của EVM: https://ethereum.org/en/developers/docs/evm/

Tìm hiểu về Ethereum Virtual Machine (EVM)

Những lợi ích mà EVM đem lại là gì?

– EVM cho phép mọi người tạo DApp riêng cho mình
– Lợi ích từ những tính năng của Smart Contract EVM: Điển hình gần đây sẽ là các định dạng hình không thể thay thế (NFT). Bằng cách tạo các NFT, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra các sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và bán chúng trên thị trường phi tập trung. Điều này dân chủ hóa việc tiếp cận thị trường nghệ thuật theo cách mà các thị trường truyền thống không thể làm được. 

Nhược điểm của Máy ảo Ethereum

– EVM không hoàn toàn phi tập trung: Phần lớn các nút Ethereum được lưu trữ trên các máy chủ đám mây tập trung như Amazon Web Services. Nếu chủ sở hữu của các dịch vụ như vậy quyết định rằng họ không thích Ethereum vì một lý do nào đó, các nút có thể dễ dàng bị đóng, bị làm hỏng hoặc bị phá hủy.
– EVM yêu cầu một số kiến ​​thức về kỹ thuật.
– Phí gas cao trong thời gian mạng bị tắc nghẽn.

Những Blockchain nổi bật tương thích với EVM (máy ảo Ethereum)

Binanace Smart Chain (BSC)

Binanace Smart Chain là một ví dụ điển hình của một EVM blockchain có được rất nhiều thành công với hơn $19 tỷ đô giá trị TVL, đứng thứ 2 chỉ sau Ethereum.

Hệ sinh thái BSC có hơn 900 ứng dụng DeFi, trong đó có hơn 50 dự án sàn giao dịch phi tập trung (DEXs). Và thành công nhất với dự án DEX PancakeSwap với hơn $5 tỷ đô TVL.

Tuy nhiên, hơn 50 dự án DEXs trong hệ sinh thái BSC gần như là copy của nhau hoặc là fork từ dự án khác qua EVM. Điều này gây ra sự phân mảnh của TVL và làm hệ sinh thái bị loãng, không cô đọng, khi mà users có quá nhiều sản phẩm tương tự nhau.

Near Protocol

Trên Near Protocol, dự án Aurora EVM được coi là một mảnh ghép quan trọng nhất, bởi vì nó giúp Near Protocol tương thích với EVM. Điều này có nghĩa là Aurora có thể thu hút các Dapps về hệ sinh thái Near. Vì thế ta thấy Near Protocol là một ví dụ cho EVM blockchain thông qua dự án Aurora.

Cronos

Cronos là một public blockchain phi tập trung và mã nguồn mở của Crypto.com, nó được xây dựng dựa trên Cosmos SDK. Cronos là một Blockchain tương thích với máy ảo Ethereum (EVM) và hoạt động như một sidechain với Crypto.com Chain, bằng thiết kế trên, Cronos cho cho phép chuyển các ứng dụng và hợp đồng thông minh từ Ethereum và EVM Compatible lên Cronos một cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp các Dapp được scale lên dễ dàng.

Mục tiêu của Cronos là trao quyền và mở rộng quy mô các ứng dụng phi tập trung cho hệ sinh thái Crypto.com, tập trung vào các trường hợp sử dụng như NFT, DeFi và payment.

Tìm hiểu thêm về Cronos và hệ sinh thái Cronos tại đây.

Kết luận

Những dự án Blockchain đã và đang xây dựng với mục đích cốt lõi vẫn là giải quyết các vấn đề về xử lý trong bảo mật, giao dịch,… cho người dùng. Việc các dự án chạy chỉ trên một blockchain sẽ bị cạnh tranh bởi những dự án từ các blockchain khác đi qua EVM. Nên vì thế trong thời gian gần đây có rất nhiều dự án phát Blockchain phát triển theo nhiều cách khác nhau và đã có rất nhiều dự án thành công, thu hút được dòng tiền từ những quỹ đầu tư lớn cũng như số lượng người dùng vượt trội.

Thông tin trên là những thông tin tham khảo không phải là lời khuyên đầu tư, cảm ơn anh em đã đọc và đừng quên đăng ký các kênh thông tin của TAG nhé.