Ngân hàng Trung Ương Sri Lanka cảnh báo về tiền điện tử sau khi những người biểu tình chiếm giữ tư dinh của tổng thống.
Chính phủ Sri Lanka cảnh báo về tiền điện tử
Trong bối cảnh bất ổn về kinh tế và chính trị, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka (CBSL) đã cảnh báo công chúng không nên mua tiền điện tử do thiếu sự giám sát theo quy định của pháp luật quốc gia này.
CBSL cho biết họ chưa ủy quyền hoặc cấp phép hoạt động cho bất kỳ công ty tiền điện tử nào ở quốc gia này. Các hoạt động đó bao gồm trao đổi, cung cấp coin ban đầu và khai thác. Ngân hàng trung ương này cho biết cảnh báo này là để đáp lại “những phát triển gần đây liên quan đến việc sử dụng tiền mã hóa”, nhấn mạnh đến sự suy thoái của thị trường và sự biến động đáng kể về giá của các loại tiền điện tử như Bitcoin (BTC).
Tình hình kinh tế “cực” bất ổn tại Sri Lanka – khả năng vỡ nợ rất cao
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Sri Lanka lên tới hơn 54% trong 6/2022 do ngân hàng CBSL tăng lãi suất lên 15,5%. Theo dữ liệu từ ngân hàng trung ương, lạm phát khoảng 45% đã ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của 22 triệu người sống ở Sri Lanka.
Trong 7/2022, hàng trăm người biểu tình đã xông vào dinh thự của Tổng thống Sri Lanka – Gotabaya Rajapaksa ở Colombo. Những người biểu tình được cho là chiếm đoạt 17,8 triệu rupee – tương đương 50.000 USD cũng như giành quyền kiểm soát tòa nhà. Họ sử dụng các tiện nghi và ăn toàn bộ thực phẩm trong kho. Hàng nghìn người dân cũng đã xuống đường ở thủ đô để phản đối phản ứng của chính phủ đối với tình hình kinh tế. Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena nói rằng Tổng thống Rajapaksa sẽ từ chức vào trong thời gian này.
Nguyên nhân gì dẫn đến Sri Lanka “khủng hoảng”?
Được biết, trước khi gặp phải khủng hoảng như hiện nay, quốc gia này đã chấp thuận rất nhiều các khoản vay từ IMF và Trung Quốc. Sau 2 năm kinh tế đình trệ vì Covid 19 và mới đây là làn sóng lạm phát của các nền kinh tế lớn, kinh tế Sri Lanka chịu ảnh hưởng nặng và đã tiếp tục “ngập chìm” trong các khoản nợ. Điều đó làm cho mức lạm phát tại Sri Lanka tăng chóng mặt và đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Điều gì sẽ xảy ra đối với quốc gia này trong thời gian tới? Hãy cùng thảo luận và theo dõi WETAG để nhận ngay các tin tức nhanh nhất về thị trường Crypto mỗi ngày tại đây anh em nhé https://t.me/TAGNewsVN.
Nguồn: WETAG tổng hợp
Ngân hàng Trung Ương Sri Lanka cảnh báo về tiền điện tử sau khi những người biểu tình chiếm giữ tư dinh của tổng thống.
Chính phủ Sri Lanka cảnh báo về tiền điện tử
Trong bối cảnh bất ổn về kinh tế và chính trị, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka (CBSL) đã cảnh báo công chúng không nên mua tiền điện tử do thiếu sự giám sát theo quy định của pháp luật quốc gia này.
CBSL cho biết họ chưa ủy quyền hoặc cấp phép hoạt động cho bất kỳ công ty tiền điện tử nào ở quốc gia này. Các hoạt động đó bao gồm trao đổi, cung cấp coin ban đầu và khai thác. Ngân hàng trung ương này cho biết cảnh báo này là để đáp lại “những phát triển gần đây liên quan đến việc sử dụng tiền mã hóa”, nhấn mạnh đến sự suy thoái của thị trường và sự biến động đáng kể về giá của các loại tiền điện tử như Bitcoin (BTC).
Tình hình kinh tế “cực” bất ổn tại Sri Lanka – khả năng vỡ nợ rất cao
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Sri Lanka lên tới hơn 54% trong 6/2022 do ngân hàng CBSL tăng lãi suất lên 15,5%. Theo dữ liệu từ ngân hàng trung ương, lạm phát khoảng 45% đã ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của 22 triệu người sống ở Sri Lanka.
Trong 7/2022, hàng trăm người biểu tình đã xông vào dinh thự của Tổng thống Sri Lanka – Gotabaya Rajapaksa ở Colombo. Những người biểu tình được cho là chiếm đoạt 17,8 triệu rupee – tương đương 50.000 USD cũng như giành quyền kiểm soát tòa nhà. Họ sử dụng các tiện nghi và ăn toàn bộ thực phẩm trong kho. Hàng nghìn người dân cũng đã xuống đường ở thủ đô để phản đối phản ứng của chính phủ đối với tình hình kinh tế. Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena nói rằng Tổng thống Rajapaksa sẽ từ chức vào trong thời gian này.
Nguyên nhân gì dẫn đến Sri Lanka “khủng hoảng”?
Được biết, trước khi gặp phải khủng hoảng như hiện nay, quốc gia này đã chấp thuận rất nhiều các khoản vay từ IMF và Trung Quốc. Sau 2 năm kinh tế đình trệ vì Covid 19 và mới đây là làn sóng lạm phát của các nền kinh tế lớn, kinh tế Sri Lanka chịu ảnh hưởng nặng và đã tiếp tục “ngập chìm” trong các khoản nợ. Điều đó làm cho mức lạm phát tại Sri Lanka tăng chóng mặt và đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Điều gì sẽ xảy ra đối với quốc gia này trong thời gian tới? Hãy cùng thảo luận và theo dõi WETAG để nhận ngay các tin tức nhanh nhất về thị trường Crypto mỗi ngày tại đây anh em nhé https://t.me/TAGNewsVN.
Nguồn: WETAG tổng hợp