Nhập môn Crypto

Dapp là gì? Những điểm nổi bật và phân loại Dapp

Trong thời gian gần đây các DApp ( Decentralized Application – ứng dụng phi tập trung) đang tạo ra một nền kinh tế mới với các dịch vụ ngang hàng (p2p) nhằm loại bỏ quyền lực khỏi các công ty độc quyền và làm thúc đẩy blockchain Technology. Bài viết này anh em cùng WeTAG tìm hiểu và phân loại các loại Dapp nhé!

Dapp là gì?

Decentralized application hay cách gọi khác là Dapp là ứng dụng phân quyền phi tập trung, Dapp được tạo ra bởi blockchain technology và các smart contract. Không như những ứng dụng tập trung thông thường khác, Dapp đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc bảo mật, giúp kết nối người dùng và nhà cung cấp một cách trực tiếp mà không cần sự có mặt của trung gian thứ 3 và Dapp vẫn được kiểm soát và tài trợ bởi người dùng.

Mã front-end và giao diện người dùng có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào có thể thực hiện các lệnh smart contract. Mã chạy trên mạng ngang hàng phi tập trung như Ethereum và các bản ghi về hoạt động của ứng dụng được lưu trữ trên blockchain.

Bây giờ, chúng ta hãy áp dụng khái niệm “phân quyền” cho các ứng dụng blockchain. Dapps là các ứng dụng mã nguồn mở có thể làm hầu hết mọi thứ mà một ứng dụng thông thường có thể nào làm được. Những hoạt động của người dùng đều sẽ được ghi lại trên blockchain.

Dapp được chia thành mấy loại?

Blockchain riêng hay xây dựng trên blockchain, thì Dapp chia làm 3 loại:

  • Loại 1: ở loại này, ứng dụng Dapp phân quyền sẽ sở hữu blockchain riêng cho mình.
  • Loại 2: đây là ứng dụng phân quyền sử dụng blockchain của ứng dụng phân quyền loại 1. Dapp loại 2 sẽ thực hiện các giao thức và phát hành các mã token để thực hiện chức năng cho ứng dụng.
  • Loại 3: Cũng như Dapp loại 2, ứng dụng phân quyền loại 3 sẽ sử dụng giao thức của blockchain loại 2. Ứng dụng này cũng sẽ thực hiện các chức năng cần thiết của nó dựa vào các giao thức và mã token.

Dapp thành 7 loại gồm: Exchange, Wallet, Betting Apps, Game,Finance, Social Network và một số lĩnh vực khác. ví dụ một vài DAPP đang phát triển mạnh.

Exchange:

  • Uniswaps: Uniswap là một sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng trên Ethereum, cho phép người dùng Swap các coin/token ERC20 trên mạng lưới Ethereum một cách nhanh chóng.
  • Pancakeswaps: PancakeSwap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được phát triển trên nền tảng Binance Smart Chain (BSC). Sàn này giúp thanh khoản các mã thông báo của BSC, cũng như là các dịch vụ staking, khai thác liquidity, LP migration.
  • Astroport: Astroport là sàn phi tập trung theo cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM) trên hệ sinh thái Terra. Dự án được xem như một bản hoàn thiện hơn của Terraswap – một AMM tiền nhiệm được xây dựng trên Terra. 

Wallet:

  • Trust wallet: Trust Wallet là ví non-custodial chính thức của sàn giao dịch Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Ví Trust Wallet cho phép người dùng giao dịch tiền ảo trực tiếp trên nền tảng trong khi vẫn kiểm soát hoàn toàn tài sản của họ.
  • Metamask: Metamask là ví non-custodial, ban đầu được sử dụng để tương tác với chuỗi khối Ethereum. Hiện nay ví Metamask có thể tích hợp rất nhiều blockchain khác nhau. Gồm phiên bản ví App dành cho Mobile và tiện ích ứng dụng trên Chrome hay còn gọi là phần mở rộng Extension.

Finance:

  • AAVE: Aave là một giao thức thị trường thanh khoản phi tập trung không lưu giữ, nơi người dùng có thể tham gia với tư cách là người gửi tiền hoặc người đi vay. Người gửi tiền cung cấp tính thanh khoản cho thị trường để kiếm thu nhập thụ động, trong khi người đi vay có thể vay theo kiểu thế chấp quá mức hoặc không thế chấp.
  • Anchor protocol: Anchor tạo nên thị tường giữa người cho vay stablecoin của họ và người đi vay stablecoin, dựa trên tài sản thế chấp. Để vay stablecoin, người vay khóa Tài sản Bonded Assets (bAssets) làm tài sản thế chấp và vay stablecoin dưới tỷ lệ LTV do giao thức xác định.
  • Beefy finance: Beefy Finance là nền tảng Yield Optimizer cho phép anh em có thể Stake hoặc Farming với lợi nhuận tối ưu nhất, bằng cách dùng thuật toán so sánh lãi suất của các Vault ở những Liquidity Pool (pool thanh khoản) khác nhau của các sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM.

Game:

  • Radio caca: Radio Caca là nền tảng NFT Marketplaces được xây dựng dựa trên nền tảng Binance Smart Chain. Dự án này được ví giống như phương tiện hỗ trợ cho thị trường tài chính phi tập trung DeFi nhằm phục vụ cho dự án vũ trụ thực tế ảo The USM Metaverse.
  • League of Kingdoms: League Of Kingdoms là một dự án game chiến lược multiplayer. Game được phát triển xoay quanh những cuộc chiến xây dựng các tiểu vương quốc và hướng đến mục tiêu thống lĩnh thế giới.  Dự án sẽ được phát triển trên mạng lưới Ethereum và nhằm đạt được mục đích trong phát triển game thành một hệ sinh thái riêng.
  • UFO gaming: UFO Gaming là một dự án GameFi được phát triển dựa trên nền tảng Ethereum với nhiều trò chơi P2E khác nhau thiết kế theo hệ sinh thái đa chuỗi. Đến với UFO Gaming, bạn sẽ được bước vào một hệ sinh thái khép kín có tên là “Dark Metaverse”. Thông qua việc tận dụng toàn bộ sức mạnh của blockchain, UFO Gaming hứa hẹn mở ra hệ thống tài chính mới và đáng tin cậy cho người tham gia.

Social network:

  • AIOZ: Aioz Network là mạng phân phối nội dung (CDN) dựa trên Blockchain sắp mang đến một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp giải trí. Sử dụng Blockchain để phân phối nội dung tốt hơn thông qua phân quyền. Mạng phân phối nội dung phân tán (dCDN) sử dụng các node để lưu trữ, streaming và truyền dữ liệu thay vì các trung tâm dữ liệu truyền thống hoạt động trên mô hình P2P.
  • Someesocial: SoMeeSocial là mạng xã hội phi tập trung cho phép tương tác nhiều mạng xã hội như Facebook, Twitter, Steemit. Nếu như Yield Farming có Yield Aggreator thì Social Media Platform cũng sẽ có Social Media Aggregator.
  • Grape protocol: Grape Protocol là một nền tảng Web3 ứng dụng Social Network được xây dựng trên Solana. Grape Protocol lấy cảm hứng từ Bitcointalk và mô hình hóa tính phi tập trung bằng cách trao quyền quản trị cho cộng đồng thông qua token GRAPE. Grape Protocol cung cấp bộ công cụ để người dùng tạo ra các nhóm chat ẩn trên Discord dùng cho các chia sẽ thông tin về crypto và toàn bộ hệ sinh thái Solana. 

Sự khác biệt giữa các app và Dapp

Ứng dụng tập trung (App)

App là từ viết tắt trong tiếng Anh của từ Application và nghĩa tiếng Việt có nghĩa là ứng dụng hay cụ thể là một tiện ích phần mềm nào đó.

Trong thực tế, mọi thiết bị dù là điện thoại thông minh hay chiếc máy tính xách tay thì để có thể hoạt động tốt nhất, hoạt động tối ưu mọi chức năng thì cần phải cài đặt các ứng dụng vào trong máy để có thể phục vụ cho những nhu cầu sử dụng khác nhau.

Ví dụ như ứng dụng Zalo sử dụng app mobile để nhắn tin thoại và trò chuyện trực tuyến hay như Microsoft Word, Microsoft, Excel, Facebook, Telegram, Twitter,…các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng ứng dụng tập trung để cho phép khách hàng có thể truy cập trực tuyến vào tài khoản cá nhân và đó chính là những ứng dụng mà hàng ngày chúng ta vẫn thường dùng thường xuyên và các ứng dụng này đó chính là app.

Ứng dụng phi tập trung (Dapp)

Hiện nay, nhiều người trong chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các ứng dụng yêu thích trên điện thoại di động của mình. Trong khi sử dụng chúng, chúng ta tin tưởng rằng dữ liệu cá nhân của chúng ta an toàn với các nhà cung cấp. Trên thực tế, một phần lớn các doanh nghiệp trực tuyến cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng của họ. Đổi lại, người dùng (âm thầm hoặc chính thức) đồng ý bán dữ liệu hoặc các phần dữ liệu của họ để thu lợi nhuận cho các nhà quảng cáo. 

Ví dụ: các nhà cung cấp email “miễn phí”. Các nhà quảng cáo được phép truy cập hộp thư đến của bạn và tạo ra doanh thu thông qua các quảng cáo được nhắm mục tiêu đến bạn trong khi bạn đọc email của mình. Mặc dù thực tế này là phổ biến, nhưng nó đã bị chỉ trích, đã gây ra sự phản đối kịch liệt từ quốc tế lên đến các cấp chính trị cao nhất. Đó là trường hợp trong vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica năm 2018, khi dữ liệu người dùng được thu thập rộng rãi từ hồ sơ người dùng của mạng xã hội lớn nhất thế giới và được bán cho mục đích quảng cáo chính trị. 

Tất nhiên, tất cả mọi thứ bị giới hạn bởi luật pháp của từng quốc gia khác nhau. Nhưng trong thế giới nền tảng blockchain mọi thứ lại khác. Tất cả hoạt động đều do cộng đồng quyết định. Trên thực tế, cộng đồng sẽ vận hành blockchain thông qua sự tham gia đông đảo các nhóm. Có quyền được bỏ phiếu cung cấp phát triển cho nền tảng, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia.

Vì vậy sự ra đời của ethereum vào năm 2015 và các ICO là tiền đề để mở đường cho các Dapp có tiềm năng lớn và giải quyết được các bải toán đã nêu trên.

Ưu và nhược điểm của Dapp

Ưu điểm

Dapps phải hoàn toàn là Mã nguồn mở và tự quản lý. Không có tổ chức duy nhất nào có thể kiểm soát hầu hết các token. Tất cả các thay đổi đối với Dapp phải được thực hiện với sự đồng ý nhất trí của cộng đồng.

Tất cả dữ liệu và hồ sơ Dapp phải được mã hóa và lưu trữ trên Blockchain công cộng để ngăn chặn Một điểm lỗi duy nhất (SPOF).

Dapp phải sử dụng tiền điện tử là phương thức thanh toán và người dùng có thể sử dụng các token này để đổi lấy các dịch vụ của Dapp. Tất cả những người cung cấp đóng góp giá trị (Ví dụ: người khai thác) đều có thể nhận được Token làm phần thưởng.

Việc tạo ra các Token này phải được thu thập thông qua một thuật toán mật mã như Proof of Work hoặc Proof of Stake.

Nhược điểm

Có thể bị hack: Việc chạy trên mã nguồn mở hợp đồng thông minh là ưu điểm nhưng cũng là một cơ hội cho hacker tìm kiếm lỗ hổng bảo mật để tấn công. Trên thực tế, đã xảy ra một loạt các vụ hack trên các Dapp phổ biến.

DApps về cơ bản còn mang hai rủi ro khá lớn. Tương tự với các mạng khác, chúng cũng có thể bị tấn công. Ngoài ra, chúng phụ thuộc vào sự đồng thuận của các tác nhân điều hành mạng. Điều này trở nên rõ ràng trong cái được gọi là “vụ hack DAO.” 

DAO (tổ chức tự trị phi tập trung) là một DApp được khởi chạy trên chuỗi khối Ethereum vào năm 2016 và hoạt động giống như một quỹ do nhà đầu tư lãnh đạo, mặc dù được phân cấp. Mọi quy tắc và hành động của quỹ đều được mã hóa thành các smart contract của nó . Sau đợt ICO đầu tiên vào năm 2016, DAO đã huy động được 168 triệu đô la Ether. 

Thật không may, nó đã trở thành con mồi của một cuộc tấn công smart contract sau khi hacker phát hiện ra một điểm yếu đáng kể trong mã của nó, cho phép tin tặc đánh cắp 50 triệu đô la (3,6 triệu Ether). Như bạn có thể biết, một khi smart contract hoạt động, gần như không thể thay đổi chúng theo bất kỳ cách nào, đó là lý do tại sao lỗi này lại nghiêm trọng như vậy. 

Vấn đề về khả năng sử dụng: Rất nhiều Dapp có giao diện người dùng kém và khó sử dụng, tuy nhiên điều này đang được cải thiện dần theo thời gian.

Khó thực hiện các sửa đổi mã cần thiết: Thách thức khi thực hiện sửa đổi mã là một hạn chế khác của dApps. Sau khi được triển khai, một dApp có thể sẽ cần những thay đổi liên tục nhằm mục đích cải tiến hoặc sửa lỗi hoặc rủi ro bảo mật.

Kết luận

Sau khi WeTAG đã phân loại, cách hoạt động và ưu nhược điểm của Dapp thì tiềm năng của Dapp trong tương lai rất lớn và Dapps có liên quan mật thiết đến các dự án cryptocurrency. Các nhà phát triển và nền tảng mà họ đang sử dụng vẫn còn rất nhiều thách thức phải giải quyết, chẳng hạn như: Khả năng mở rộng, bảo mật và trải nghiệm người dùng. Chúng ta tin tưởng rằng những vấn đề hiện tại sẽ được khắc phục trong tương lai để đưa các ứng dụng phi tập trung tiến xa hơn.

Cảm ơn anh em đã đọc bài viết và đừng quên đăng ký các kênh thông tin của WeTAG nhé!