Phân tích kỹ thuật

CHỦ ĐỀ: KIỂM SOÁT TÂM LÝ GIAO DỊCH

Tâm lý giao dịch là gì?

Tâm lý giao dịch là một thuật ngữ chỉ tất cả những cảm xúc hay cảm giác của một trader khi tham gia giao dịch trên thị trường. Những cảm xúc mà các trader gặp phải có thể là cảm xúc tiêu cực/tích cực đều sẽ chi phối đến hành động giao dịch của trader đó.

Tại sao nên kiểm soát tâm lý giao dịch?

Hầu như ai tham gia vào thị trường cũng biết rằng “mình cần kiểm soát tâm lý giao dịch” và tầm quan trọng của nó. Nhưng biết là một chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác.

Thời gian đầu Jonathan tham gia vào thị trường margin, 2 lệnh đầu tiên Jonathan đã ăn được $2,000 với chỉ vỏn vẹn trong 10 phút xuất hiện quét râu. Và cả $2,000 lẫn số vốn 500,000,000 triệu của Jonathan đã bay trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Sự thất bại này khiến mọi thứ trong cuộc sống Jonathan hỗn loạn hoàn toàn, khoảng thời gian đó cực kỳ mệt mỏi và gần như Jonathan đánh mất bản thân mình. Nên bài viết này cần được viết ra để con đường Jonathan đi hi vọng không có dấu chân của bất cứ anh em nào dẫm lên.

Hầu như anh em đều bị chi phối bởi cảm xúc và đánh mất đi lý trí trong từng thao tác lệnh. Anh em thường nghĩ là mình không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và tâm lý nhưng thử kiểm tra vài đặc điểm sau thì anh em có bao nhiêu dưới đây nhé:

  1. Stoploss (SL) 50%, giá sắp chạm SL thì dời thành 75%.
  2. Vào lệnh âm lâu, đến lúc lệnh xanh thì lo cắt và giá chạy đến điểm Take Profit (TP).
  3. Canh entry vào lệnh, giá tới entry thì không dám vào, đến khi giá chạy gần đến TP thì vào lệnh fomo.

Đây chỉ là một trong nhiều hành động bị cảm xúc chi phối của anh em khiến anh em quyết định sai lầm trong giao dịch.

Vậy hôm nay Jonathan sẽ đưa ra những cách để anh em kiểm soát tâm lý thật tốt trước khi giao dịch. Và nếu cần, hãy ghi những điều dưới đây vào giấy note và dán thẳng vào màn hình nhé!

10 cách để kiểm soát tâm lý giao dịch trong thị trường Crypto

1. Không nhìn vào ví tiền của người khác!

Nhìn vào ví tiền của người khác là một hành động ngu xuẩn! Vì sao?

Anh em đang có vốn 1 đồng, nhưng lại nhìn vào những trader đang có số vốn đến 100 đồng ~ 10,000 đồng. Rồi lại thèm thuồng vào số lợi nhuận mà họ kiếm được để rồi “tự nhục”?

tâm lý trader
Dừng ngay hành động nhìn vào ví người khác

Nhưng anh em không hiểu rằng, với số vốn mà họ có được đang gấp trăm lần chúng ta thì việc để có được số lãi như họ thì anh em phải đánh thắng gấp trăm lần họ. Rồi lại tự tạo 1 áp lực vô hình ảnh hưởng đến tâm lý trade của anh em, thế thì có ngu xuẩn không?

⇒ Kết luận: Không bao giờ nhìn vào ví tiền của người khác!

2. Nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Hãy xác định rõ vốn hiện tại chúng ta đang là bao nhiêu. Với số vốn đó anh em hãy xác định tiếp rủi ro mà anh em không bị ảnh hưởng gì nếu THUA hết.

Tại sao Jonathan lại cần anh em xác định như vậy? Tâm lý trader là 1 trong những yếu điểm ảnh hưởng rất lớn vào giao dịch của anh em.

tâm lý giao dịch
Tâm lý giao dịch ảnh rất quan trọng

Anh em hãy tưởng tượng và so sánh ví dụ sau:

  • A trade trong hoàn cảnh đang nợ nần và PHẢI kiếm ra tiền từ trade để trả nợ.
  • B trade bằng vốn hiện có và phải kiếm tiền từ trade để chi trả các chi phí sinh hoạt.
  • C trade bằng vốn hiện có và có thêm một công việc chính, lương công việc này đủ chi trả chi phí sinh hoạt.

Anh em xem xét 3 trường A B C thì cũng thừa sức biết được rằng áp lực của C là nhỏ nhất và áp lực của A là cực kỳ lớn khi trade.

Áp lực sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của anh em, làm cho anh em có những quyết định rất sai lầm. Và “Mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền” trong thị trường này.

Vậy tại sao anh em không chủ động giảm tối đa áp lực để củng cố tâm lý trade thật ổn định và không để nó ảnh hưởng đến việc trade của chúng ta?

⇒ Kết luận: Nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của anh em!

3. Xác định số vốn dùng để trade

tâm lý giao dịch
Xác đinh số vốn khi giao dịch rất quan trọng

Phải dùng vốn TỰ CÓ và NHÀN RỖI của bản thân để dùng vào việc trade, KHÔNG BAO GIỜ được vay tiền để trade – TUYỆT ĐỐI KHÔNG!

Phải có thu nhập khác ngoài thu nhập trade margin và thu nhập khác phải chi trả được cho tất cả chi phí sinh hoạt của bạn trong một tháng.

Phải phân biệt riêng vốn NHÀN RỖI và VỐN DỰ PHÒNG theo tỉ lệ rõ ràng. Vốn dự phòng là vốn anh em không bao giờ được đụng vào để trade mà nó sẽ được dùng để phòng cho các tình huống bất chợt xảy ra rủi ro trong cuộc sống của anh em. Khi đó anh em sẽ không bị áp lực lên số vốn và kiểm soát được tâm lý giao dịch tốt hơn.

⇒ Kết luận: Phải xác định rõ số vốn anh em đang có!

Dưới đây sẽ ví dụ rõ ràng cách phân chia vốn cho anh em:

Đây là bước đầu tiên để chúng ta bắt đầu biết cách tính toán và quyết định đi lệnh sao cho phù hợp so với Tài khoản và Vốn hiện tại của anh em.

Vậy tại sao Jonathan lại muốn anh em xác định được giới hạn chịu đựng rủi ro của bản thân?

Ví dụ:

THU NHẬP VÀ VỐNSỐ TIỀN
(1) Thu nhập hàng tháng15,000,000 vnđ / tháng
(2) Chi tiêu hàng tháng10,000,000 vnđ / tháng
(3) = (1) – (2) Số tiền tăng thêm hàng tháng5,000,000 vnđ / tháng
(4) Tiền tiết kiệm (Vốn tự có)100,000,000 vnđ
(5) Vốn dự phòng (60% tổng tiền tiết kiệm)60,000,000 vnđ
(6) = (4) – (5) Vốn dùng để trade (Vốn nhàn rỗi)40,000,000 vnđ

Với số tiền thu nhập còn dư lại cho mỗi tháng và số vốn dự phòng (5) thì anh em sẽ an tâm hơn khi tham gia vào giao dịch.

Vốn dự phòng dùng để phòng hờ những rủi ro bất ngờ xảy ra làm phát sinh thêm chi phí. Khi anh em dùng toàn bộ số vốn mình có trade nếu nhỡ như thu một nửa, thì anh em sẽ bắt đầu có trạng thái bất an mất hết tiền và sẽ vẫn có những quyết định sai lầm.

Với số vốn (6) dùng để trade thì anh em nên làm gì? Hãy chia tiếp cho Jonathan làm 2 hoặc 3 phần. Khi phần vốn đầu tiên anh em đánh bị thua, anh em sẽ có nguồn vốn tiếp theo để tham gia.

NHƯNG trước khi nguồn vốn 2 được sử dụng thì anh em phải có những kinh nghiệm từ số vốn đầu tiên đã mất. Có như thế thì số vốn thứ 2 và 3 không bị mất.

Vậy nếu 40,000,000 mất hết thì sao? Thì anh em nên ngưng và rời khỏi thị trường, cho đến khi anh em chuẩn bị lại thật tốt kiến thức và cuộc sống hẳn quay trở lại.

Chỉ khi anh em có một cách sử dụng vốn như thế này thì tâm lý trade của anh em mới được thoải mái và có được những quyết định đúng đắn.

⇒ Kết luận: Nguồn vốn dự phòng có sẵn sẽ giúp anh em thoải mái hơn khi bước vào giao dịch!

4. Không đặt mục tiêu thiếu thực tế!

NHỚ RÕ một điều: Trade Margin không bao giờ giàu được (trong triệu nhân vật mới có vài người giàu bằng nghề trade)!

Margin chỉ là công cụ cho anh em tăng thêm thu nhập hàng tháng. Chia sẻ trên đây là mình chia sẻ cho những anh em mới, cũng có rất nhiều anh em fulltime trade và kiếm tiền 100% từ Margin nhưng số lượng đó cũng cực kỳ ít anh em nhé!

Hầu hết các trader đều thua trong thị trường này. Có một lý do ảnh hưởng đến điều này là một sự kỳ vọng thiếu thực tế về lợi nhuận kiếm được. Đừng bao giờ nghĩ mình có thể biến $1,000 thành $100,000 trong vài tháng và có thể sống nhờ nghề này. Hãy tỉnh ngủ và rửa mặt trước khi quá muộn!

Suy nghĩ muốn được tự do tài chính làm cho anh em bay bổng trên mây mà lại không đánh giá được anh em đã chuẩn bị những gì cho nghề này. Bất cứ nghề nào cũng cần phải học!

Và khi anh em đã bắt đầu giao dịch bằng “nhu cầu kiếm tiền” thì anh em sẽ dễ bị ảnh hưởng tâm lý, sẽ xuất hiện những quyết định sai lầm khi giao dịch.

=> Kết luận: Hãy đặt cho mình những mục tiêu nhỏ và đạt được nó, khi đó mới đặt những mục tiêu lợi nhuận to lớn hơn!

5. Nghĩ thị trường này quá đơn giản và tự cao

Anh em kiếm hiệp chắc biết Mộ Dung Phục và Đoàn Dự đúng không? Mộ Dung Phục được so sánh ngang với Tiêu Phong vì tài năng thuần thục và biết hầu hết các loại võ công trong giang hồ. Nghe có vẻ ghê gớm nhưng thực tế lại không địch nổi Đoàn Dự – người chỉ cần biết một thế võ trong 1 bộ Lục mạch thần kiếm.

Đưa ví dụ thế để anh em thấy không phải người biết nhiều sẽ kiếm được tiền tốt hơn người biết ít. Nhưng Jonathan chắc chắn là nếu không biết gì thì sẽ mất sạch tiền nha! Thường anh em mới tham gia thị trường những ngày đầu đánh rất ghê gớm và ăn được kha khá, và đương nhiên 100% sau đó mất sạch. Anh em đã quá hưng phấn và tự cao, để rồi bị thị trường giết một cách gọn gàng.

Quá trình anh em giao dịch dẫu có ăn bao nhiêu mà chốt lại anh em vẫn lỗ thì cũng là lỗ mà thôi.

=> Kết luận: Nghề nào cũng cần phải học, nhưng học phải chọn lọc!

tâm lý giao dịch
Trade thì vẫn nên phải học

6. Hạn chế giao dịch khi có chuỗi lệnh Thắng hoặc Thua!

Tham lam

Anh em rất hay có 1 đòi ăn tiếp 2 3, đang long xanh lệnh “LINK” lại nhảy tiếp vào long “ADA” mà không hề hiểu rằng chỉ cần 1 cái râu 500 – 1000 giá BTC cũng đủ đóng sạch lệnh của anh em.

Hãy nhớ rõ câu này: Thà lau nước miếng còn hơn lau nước mắt”. Thà tiếc vì không ăn được tiền còn hơn là tiếc vì mình đã “dại dột” như thế nào.

Những con lợn luôn được dành để làm thịt, trong thị trường này chỉ có “Bò” và “Gấu” chứ không hề tồn tại “Lợn” nha anh em. Đừng để bản thân thành buổi ăn của một ai đó.

Hưng phấn

Hầu như sự tự tin đạt đỉnh điểm khi anh em đạt được một chuỗi thắng đầy mơ ước và khiến cho anh em có những cái nhìn chủ quan, xem thường thị trường.

Với thái độ giao dịch như thế, chỉ cần 1 cái bẫy nhỏ cũng đủ cho anh em gãy. Khi đó anh em lại tự tin mình gỡ được và càng xa lầy để rồi mất sạch lợi nhuận mình khó khăn kiếm được một cách nhanh chóng.

Cay cú và “trả thù”

Với cái tôi quá lớn của anh em, anh em sẽ lại đòi ăn thua thị trường một cách mơ hồ, như trứng chọi đá. Khi anh em bị thua một lệnh, anh em lại có xu hướng tăng VOL lên để vừa gỡ được lệnh đã thua và còn tạo thêm được lợi nhuận.

Anh em nhắm vốn của anh em đủ để nhồi kiểu đó không? Mở bàn cờ lên, anh em thử bỏ gấp đôi hạt gạo ở ô trước cho ô tiếp theo, ô đầu tiên là 1 hạt, anh em sẽ trải được 1 lớp 5cm gạo trên toàn bề mặt trái đất đấy. Hãy hơn thua nhau với bản thân chứ đừng hơn thua nhau với thị trường.

=> Kết luận: Cảm xúc chen lấn át sẽ dễ khiến hành động sai lầm.

7. Không giao dịch một cách vô kỷ luật

Anh em chúng ta rất hay có kiểu dạng ngứa tay thì rất thích ra vào lệnh với suy nghĩ là cứ vào lệnh là sẽ kiếm ra được tiền.

Chúng ta phải có setup riêng hoặc phải đánh theo chỉ dẫn của người có kinh nghiệm, đừng có suy nghĩ giá lâu quá không tới entry nên giờ vào trước một lệnh “Không chừng lại win“. Thế thì toang anh em ạ.

Chúng ta trade chứ chúng ta không đánh bạc, ranh giới giữa 2 khái niệm này khác nhau chỉ duy nhất ở chữ “tâm lý”. Kể cả đánh bạc mà có setup bài bản thì anh em cũng đang kiếm tiền chứ anh em đang không là con bạc.

=> Kết luận: Không giao dịch một cách vô kỷ luật.

8. Đừng dán mắt vào màn hình

Đây là một trong những hành động cực xấu của trader mới lần những trader lâu năm, nó ảnh hưởng tâm lý lớn đến tâm lý anh em trong giao dịch.

Anh em rất có thói quen nhìn mãi vào màn hình khi đã vào 1 lệnh và bị cuốn theo những cây nến xanh đỏ. Đương nhiên vẫn sẽ có quyết định sai lầm khi cứ bị hù dọa bởi chart biến thiên liên tục.

Có cả những anh em dời TP hoặc SL hợp lý giúp lệnh thắng tốt hơn vài lần nhưng thật sự xin lỗi anh em, may mắn không theo anh em mãi được.

tâm lý giao dịch
Đừng dán mắt vào màn hình xem sự thay đổi

Nếu anh em không phải là người giao dịch theo trường phái đọc nến, thì Jonathan nghĩ anh em nên tắt màn hình khi đã cài TP và SL. Cả khi anh em nhìn nến xanh đỏ liên tục anh em cũng chẳng phải thầy phép mà phán đoán được tương lai.

Có những trường hợp anh em dày kinh nghiệm đọc nến cũng bị thị trường vả khi xuất hiện những cây nến giả xu hướng.

=> Kết luận: 1 là TP, 2 là SL nếu anh em không phải thầy phép phán đoán tương lai!

9. Tối ưu kiến thức và tạo ra một setup hiệu quả

So ra vấn đề này dính đến phân tích kỹ thuật hơn so với tâm lý chứ anh em nhỉ? Nhưng không hề đúng, khi anh em có một setup trade nó sẽ giúp anh em cảm thấy được an tâm và thoải mái hơn khi vào lệnh. Hợp lý đúng không?

Cũng giống như việc anh em chạy xe ở một tốc độ bình thường, tâm lý anh em rất thoải mái và an tâm hơn việc anh em chạy hơn tốc độ bình thường mà anh em hay chạy.

Setup không bao giờ hình thành một cách đơn giản mà phải trải qua một thời gian học – hình thành – đưa vào thực tế và chỉnh sửa những khuyết điểm. Jonathan thiết nghĩ mỗi anh em nên có 1 quyển sổ tay ghi chép giao dịch theo SETUP để có thể tìm ra được tại sao lệnh 1 lại TP mà lệnh 2 lại SL.

=> Kết luận: Setup tốt giúp anh em có một tâm lý thoải mái khi vào lệnh!

10. Quản lý vốn thông minh

Anh em sẽ cảm thấy như thế nào nếu thua $50? rõ là chúng ta không thể có câu trả lời giống nhau cho câu hỏi này. Với một tài khoản $500 thì anh em sẽ áp lực hơn so với một tài khoản $2000.

Một áp lực lớn cho lệnh tiếp theo nếu anh em thua lệnh trước quá lớn so với tài khoản của bản thân. Hãy điều chỉnh Volume hợp lý và giới hạn mức thua lỗ trong phạm vi cho phép, không chừng anh em chẳng thèm quan tâm lệnh đã TP lúc nào chẳng hay.

Ở bài tiếp theo, Jonathan sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về phần quản lý vốn này, anh em hãy theo dõi và hãy đọc thật kỹ nhé.

=> Kết luận: Hãy quản lý vốn chặt chẽ và logic để tâm lý giao dịch anh em được thoải mái.

Lời Kết

Trên đây là những cách để kiểm soát tâm lý trong giao dịch được đúc kết, tích lũy, và thực sự có ích với bản thân tôi, và hy vọng nó cũng giúp ích được cho mọi người. Hãy trang bị cho mình hành trang đầy đủ về kiến thức để bản thân anh em là nhà đầu tư chứ không phải là con bạc bởi vì không một nghề nghiệp nào kiếm tiền mà không cần học cả.