Nội dungToggle Table of Content

Phân tích kỹ thuật

CHỦ ĐỀ: BOLLINGER BANDS

MỤC LỤC:

  1. Khái niệm
  2. Cấu tạo và đặc điểm
  3. Cách sử dụng
  4. Kết luận

CHI TIẾT:

1. Khái niệm:

Bollinger bands là:

– 01 phương pháp phân tích kỹ thuật được John Bollinger phát triển năm 1983

– 01 công cụ hiệu quả để dùng đo lường sự biến động của giá.

– Xác định được giá chỉ có thể nằm trong 1 vùng cố định rất khó vượt qua khỏi vùng đó.

2. Cấu tạo và đặc điểm:

– Một đường trung bình/trục giữa SMA20 (Simple Moving average).

– Một đường band trên hay còn gọi là dải trên (Upper Band) được tính bằng trục giữa + 2 lần độ lệch chuẩn. Dải trên này nằm trên đường MA

– Một đường band dưới hay còn gọi là dải dưới(Lower Band) được tính bằng trục giữa – 2 lần độ lệch chuẩn. Dải này nằm dưới đường MA.

– Độ lệch chuẩn là một phép đo toán học của các con số trong 1 nhóm lệch bao nhiêu lần so với giá trị trung bình của các con số đó.

3. Cách sử dụng:

Khi giá chạm đường Bollinger Bands (Trên/Dưới)

Tín hiệu mua: Khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

Tín hiệu bán: Khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

– Giá thường xuyên dao động và đóng bên trong dải Bolinger Bands. Nếu giá tăng hay giảm vượt dải trên hoặc dải dưới của dải Bollinger bands thì thường có xu hướng quay vào bên trong dải.

– Giá có xu hướng điều chỉnh về xung quanh đường trung bình MA tức đường giữa của dải Bollinger Bands

– Đường giữa(MA) sẽ trở thành hỗ trợ/kháng cự khi đường giá chạm dải Bollinger Band trên/dưới.

– Khi giá biến động nhỏ tích lũy(hay sideway) dài thường xuất hiện hiệu ứng thắt cổ chai và sẽ có xu hướng biến động giá lớn/nhỏ.

Ví dụ 1: dưới đây là chart của cặp DOTUSDT thể hiện cho điều đó

  • Giá biến động tăng đến vùng giá 42$ chạm vào upper band và có xu hướng giảm, và chạm vào vùng giá 37$ xuất hiện xu hướng tăng giá
  • Vùng giá biến động nhỏ tích lũy vùng 39$ – 42$ kéo dài, khi có tín hiệu tăng xuất hiện xu hướng tăng giá lên vùng 50$

4. Kết luận:

– Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường Bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai.

– Áp dụng thêm các mô hình nến đảo chiều, các mô hình đảo chiều kết hợp để xác định được xu hướng đảo chiều đảm bảo entry mua/bán đúng đắn nhất.