Phân tích

Alpaca Finance (ALPACA) là gì? Tìm hiểu chi tiết về dự án Alpaca Finance

Bài viết này WeTAG sẽ giới thiệu với anh em về dự án Alpaca Finance, đây là một dự án cung cấp cho người dùng giao thức đòn bẩy để khai thác thanh khoản với nhiều điểm nổi bật. Để hiểu rõ hơn về Alpaca Finance anh em cùng WeTAG tìm hiểu về dự án này nhé!

Alpaca Finance (ALPACA) là gì?

Alpaca Finance là 1 giao thức cho vay tại hệ sinh thái BSC – Binance Smart Chain. Đối với Alpaca thì người cho vay hoàn toàn có thể kiếm được nguồn lợi nhuận ổn định bên cạnh đó cung cấp cho những người cho vay những khoản vay có tính đòn bẩy và cho phép họ có thể tối ưu được lợi nhuận cùng với số vốn thế chấp.

Alpaca Finance hoạt động bao gồm các nhóm tham gia như:

Người cho vay: Là những người ký gửi tài sản của mình vào ALPACA finance, những tài sản này sẽ được những “nông dân” sử dụng cho mục đích đi farm.

Nông dân: Những người này sẽ sử dụng tài sản ký gửi bên trên của người cho vay để farm.

Người thanh lý: Là những người chịu trách nhiệm thanh lý các tài sản LP khi chúng trở nên rủi ro. Khi các thông số của strategy farming tụt xuống ngưỡng rủi ro, những người thanh lý sẽ phải thanh toán các vị trí đó để đảm bảo Người cho vay không bị mất vốn, và họ nhận phần thưởng là 5% trên số tiền thanh lý.

Những điểm nổi bật của Alpaca Finance

Cơ chế tạo lợi nhuận Alpaca Finance

Lend

Người vay tiền trên giao thức để Farming sẽ phải trả một khoản phí (biến động theo cung cầu) cho những người gửi tiền, và khoản phí này sẽ được phân chia như sau.

– 81% cho những người Lending.
– 9% cho đội ngũ phát triển.
– 10%  mua lại alpaca và burn.

Hiện tại lượng tiền được vay trên giao thức đang ở khoản 176tr$ (Ngày 10/3/2020).

Farming

Farmer khi có lãi phải nộp fee  cho giao thức trên tổng số lãi mà họ tạo ra từ farming, khoản phí sẽ được phân chia như sau:

– 91% chia cho Farmer.
– 5% mua lại Alpaca và Burn.
– 4% chia lại cho quỹ phát triển.

Ngoài ra vì người chơi vay tiền để Farm nên có thể bị cháy, khi xảy ra hoạt động thanh lý, giao thức sẽ thu phí 5% trong đó 4% được dùng để mua lại Alpaca, 1% chia lại cho bộ phận thanh lý.

Ví dụ: TVL Farming 1 tài sản đang ở mức 6 triệu đô sẽ Farm được 54k$/1 tuần → 10k2$ chia lại cho giao thức.

Farming 1 tài sản ( stake cake  trong syrup pool), tiền lãi tạo ra sẽ tính fee 19% . 

Trong đó :

  • 10% được dùng để mua lại alpaca và burn , 
  • 9% chia lại cho team dev
  • TVL farming 1 tài sản đang ở mức 6tr$ => farm được 54k$ / 1 tuần => 10k2$ chia lại cho giao thức

AUSD

Giao thức mới sắp được thương mại hoá. TVL tính năng này đang ở mức 4,8 triệu đô, nhưng sẽ sớm tăng cao trong tương lai vì chưa được thương mại hoá.

Người dùng khi lend những tài sản trên Alpaca họ sẽ nhận được itoken tương ứng. Lúc này họ có thể thế chấp tài sản này để nhận lại 1 lượng AUSD tương ứng 65%, nền tảng sẽ lấy tiền được thế chấp đi farm hoặc làm gì đó để tăng lợi nhuận.

Tính năng này sẽ thu các khoản phí như sau:

– Phí ổn định: 2% trên tổng lợi nhuận của người thế chấp nhận được, nhằm ổn định giá trị của AUSD, trong đó 1% đốt Alpaca hoặc dùng lại APR cho người sở hữu AUSD, 1% chia cho team. 

– Phí thanh lý: Vì nền tảng chỉ cho vay 65% tổng tiền thế chấp, cho nên khi tài sản giảm giá đột ngột việc thanh lý có thể xảy ra. Phí thanh lý trong trường hợp này là 5% tổng giá trị thanh lý, trong đó 4% mua lại Alpaca, 1% chia vào quỹ phát triển. 

– Phí canh tác: lợi nhuận tạo ra từ tài sản thế chấp trong AUSD sẽ phải đóng các 9% trên tổng lợi nhuận: 5% mua lại token Alpaca và Burn, 4% chuyển vào quỹ phát triển.

Automated Vaults

  • AUTO VAULT, tạm hiểu là magin farming với tỉ lệ cháy cực thấp, là sản phẩm chiến lược giúp alpaca vượt xa Alpha trong mảng Leverage Farming.
  • Auto Vault mở 2 vị thế Long và Short nên nếu vị thế này lỗ thì vị thế kia tăng bù lại, do đó tổng tài sản bị giảm rất ít tạm hiểu là Magin Farming (rất khó cháy).
  • Thanh lý sẽ xuất hiện nếu có nguy cơ nợ xấu (tổng tài sản < tổng nợ).
  • Với đòn bẩy 8x thì sẽ xuất hiện nợ xấu khi giá biến động cực mạnh trong 1 giờ: giá BNB tăng 400->900 hoặc giảm 400->100.
  • Với đòn bẩy 3x thì sẽ xuất hiện nợ xấu khi giá biến động cực mạnh trong 1 giờ: giá BNB tăng 400->1320 hoặc giảm 400->13.

Về lý thuyết là vậy nhưng thực tế giá BNB rất khó tăng giảm mạnh trong thời gian ngắn (1 giờ) như vậy mà sẽ tăng giảm từ từ. Auto Vault sẽ tái cân bằng mỗi giờ nên nếu tăng giảm từ từ thì dù BNB có giảm về 0.01$ hay tăng lên 1 triệu $ trong vài ngày thì vẫn không bị thanh lý.

Nhận định: Whale sẽ thích cơ chế này vì giả sử nếu người chơi bỏ vào 1tr$ để farm họ sẽ được hưởng lợi nhuận của 8tr$. Đồng thời họ sẽ an tâm vì biết rằng tài sản của mình cực khó bị thanh lý. Dự án Alpaca thì được hưởng phí từ khoản vay 7tr$ –> lợi nhuận mua lại alpaca hàng tuần sẽ tăng lên.

Thông tin cơ bản về ALPACA token

Tên token: Alpaca Finance- Ticker: ALPACA
– Blockchain: Binance Smart Chain
– Contract: 0x8f0528ce5ef7b51152a59745befdd91d97091d2f ( Binance Smart Chain).
– Token Standard: BEP20
– Circulating Supply: 154.217.788 ALPACA
– Total Supply: 188.000.000 ALPACA

ALPACA Token Use Case

Như vậy ALPACA là 1 token gốc tại hệ sinh thái alpaca finance và token ALPACA này sẽ được ứng dụng trong những trường hợp cụ thể sau đây:
– Biểu quyết và đề xuất cho những đề xuất nhằm thay đổi cho hệ thống.
– Chia sẻ về lợi nhuận từ khoản phí giao dịch tại nền tảng.
– Được dự trữ dành cho các sáng kiến của tương lai.

Tổng kết

Mô hình Alpaca hầu như hoạt động theo cơ chế win-win, người cho vay thì nhận được Reward thấp nhưng ổn định, người đi vay để Farming thì nhận được Reward cao nhưng họ sẽ phải chịu 1 phần rủi ro đồng thời doanh thu từ nền tảng phần lớn được tạo ra từ người đi vay. Đây là những thông tin tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư, cảm ơn anh em đã đọc bài viết và đừng quên đăng ký các thông tin của WeTAG nhé!