“Quả bom” Metaverse từ Facebook đang đe dọa hệ sinh thái phi tập trung?
Bởi
Danis
-
29/11/2021
Những kế hoạch nhằm phát triển “đứa con” Metaverse của Facebook đã gây ra sự khó chịu trong cộng đồng tiền điện tử, nhưng vẫn tồn tại nhiều yếu tố để chúng ta tin tưởng vào một tương lai phi tập trung cho bước tiến mới này.
Facebook đã lên kế hoạch thâm nhập vào “vũ trụ ảo” Metaverse được một thời gian – thậm chí là có thể đã vài năm. Nhưng chỉ đến gần đây, thế giới mới bắt đầu cảm nhận được sức nóng của mục tiêu bành trướng của ông lớn mạng xã hội này. Theo đó, việc đổi tên công ty mẹ thành Meta có lẽ là động thái mạnh mẽ và táo bạo nhất trong tham vọng chinh phục Metaverse.
Trong thời điểm đó, giới báo chí bỗng dưng tràn ngập các thông tin phân tích – giải thích về sự kiện này trên khắp các mặt báo lớn, trong khi các trang web tài chính thì sục sôi cùng sự hào hứng về các cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn trong lĩnh vực mới nổi này.
Hệ sinh thái phi tập trung của Metaverse vẫn đang duy trì được đà phát triển trong suốt vài năm nay. Tuy nhiên, cũng không có gì khó hiểu khi đứng trước những động thái khá im ắng từ công đồng tiền điện tử.
Mặt khác, các token của Metaverse như Decentraland (MANA) và Sandbox (SAND), cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng sau khi Facebook đưa ra thông báo này, hơn nữa, dự án The Sandbox cũng đã nhận được 93 triệu đô la tài trợ từ các nhà đầu tư, bao gồm cả Softbank.
Nhưng khi mọi thứ trở về guồng quay ban đầu của nó, liệu công ty từng mang danh là Facebook này sẽ vẫn tạo ra kỳ tích cho những dự án NFT và các dự án Metaverse khác trong lĩnh vực tiền điện tử hay không? Hoặc nó có đủ khả năng trở thành đối thủ đối đầu với lĩnh vực còn non trẻ này?
Điều gì đã xảy ra cho đến thời điểm hiện tại?
Những thông tin chi tiết về phiên bản Metaverse của Facebook hiện vẫn đang còn là một ẩn số. Trên nền tảng mạng xã hội, chúng ta có thể thấy một video quảng bá với sự xuất hiện người đồng sáng lập kiêm CEO của công ty – Mark Zuckerberg, cùng với hình đại diện Metaverse chính là động thái thông báo rộng rãi nhất về toán tính của ông lớn mạng xã hội này. Tuy nhiên, dựa trên những tiền lệ và sự phân tích về những động thái trước đó, sẽ xuất hiện những sự khác biệt giữa kế hoạch của Facebook và các dự án Metaverse phi tập trung đã được thực hiện vừa qua.
Đứng trước lời nghi vấn về việc liệu họ có áp dụng cơ sở hạ tầng phi tập trung của mình để đẩy mạnh một loại tiền điện tử nào đó hay không, chẳng hạn như Diem, trước đây từng được gọi là Libra – một loại tiền tệ dưới quyền kiểm soát của một mạng lưới các công ty tập trung được ủy quyền. David Marcus, người đứng đầu Diem, cũng đã xác nhận rằng thông qua dự án, cũng như là sự bành trướng của Facebook, đang xem xét về việc đưa NFT tích hợp với Novi – một loại ví điện tử tương thích với Diem.
Dựa vào những thông tin trên, không hề thiên vị khi đưa ra nhận định rằng Metaverse của Facebook sẽ tạo nên một nền kinh tế tập trung quay quanh đồng tiền điện tử này, với các tài sản dựa trên nền tảng NFT được phát hành trong mạng lưới ủy quyền Diem.
Sự khác biệt lớn nhất giữa các dự án Metaverse của Facebook và các dự án Metaverse của tiền điện tử, đó là những dự án sau này hoạt động trên nền tảng mở blockchain, và không cần sự cấp phép. Bất kỳ nhà phát triển nào cũng có thể tiếp cận và xây dựng một ứng dụng Metaverse trên một nền tảng mở blockchain và có khả năng sở hữu những khối bất động sản ảo của riêng họ cũng như là có được sự cam kết với chúng.
Về mấu chốt, lợi ích lớn nhất của nền tảng kiến trúc mở và phi tập trung là người dùng có thể tham gia và di chuyển qua lại giữa các Metaverse khác nhau mà không gặp bất kỳ rào cản nào. Các giao thức này có khả năng tương tác nhằm làm giảm xung đột giữa các nền tảng blockchain, cho phép các loại tài sản, bao gồm tiền điện tử, stablecoin, token tiện ích, NFT, điểm khách hàng thân thiết hoặc bất kỳ loại tài sản khác có thể được chuyển nhượng trên các chuỗi.
Vì vậy, câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến các kế hoạch sắp tới của Facebook chính là phạm vi mà công ty sẽ triển khai các kế hoạch trong dự án Metaverse, nhằm mục đích đưa các tài sản trên nền tảng mới này thay thế các tài sản khác không do Facebook tạo ra.
Dưới góc nhìn trước nền tảng Metaverse phi tập trung, đấy không hẳn là một tin tốt. Sau cùng thì, cơ sở người dùng toàn cầu của Meta vẫn thấp hơn cộng đồng tiền điện tử. Nhưng ở một góc nhìn khác, theo Robbie Ferguson, đồng sáng lập của Immutable, nhận định về nền tảng layer 2 của NFT:
“Ngay cả khi Meta quyết định theo đuổi một hệ sinh thái khép kín, nó vẫn phụ thuộc vào sự thừa nhận trong cốt lõi cơ bản về giá trị mà quyền sở hữu kỹ thuật số mang lại – và thực tế là cuộc chơi hứa hẹn nhất trong tương lai sẽ là tìm ra chủ nhân của cơ sở hạ tầng tiên tiến trong vũ trụ kỹ thuật số.”
Yếu tố hạn chế mang tên “Sự tập trung hóa”
Trên cơ sở rằng Diem là một hệ thống khép kín, có vẻ như Metaverse cũng sẽ làm điều tương tự, tuy nhiên, việc cho phép sự tương tác trực tiếp một cách dễ dàng với các Metaverse phi tập trung khác là điều chưa chắc chắn. Phương án tiếp cận “walled garden” có thể sẽ phù hợp với xu hướng độc quyền của công ty nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế tiềm năng phát triển hoặc sự cung cấp hỗ trợ tài sản NFT để thu về những giá trị thực tế.
Hơn nữa, như Giám đốc điều hành Nick Rose Ntertsas và cũng là người sáng lập Chuỗi Ethernity trên thị trường NFT đã chỉ ra, những người dùng đang trở nên khó chịu với sự thống trị của Facebook. Ông còn chia sẻ thêm:
“Giữa quá trình chuyển đổi kỹ thuật số được thúc đẩy bởi tình hình đại dịch, số lượng người dùng chấp nhận tiền điện tử đã tăng gấp năm lần. Đồng thời, thông qua việc thăm dò dư luận toàn cầu, chúng ta đã nhận thấy họ ngày càng mất lòng tin trước nền tảng công nghệ tập trung, từ đó, tiền điện tử và blockchain đã ngày càng củng cố thứ hạng niềm tin của mình trong lòng người dùng thông qua việc bảo vệ quyền riêng tư, cho phép các giao dịch ngang hàng cũng như là sự đánh giá tính minh bạch và bất biến của các giá trị.”
Những nhận định trên ngày càng trở nên phù hợp hơn khi xem xét dưới góc độ rằng các tiện ích của Diem đã vấp phải sự giới hạn bởi các cơ quan quản lý trước khi nó được tung ra thị trường. Dù cho Facebook sử dụng Diem như thế nào, thì nền tảng tiền kỹ thuật số này cũng sẽ đối mặt với sự “ghẻ lạnh” trong hệ thống tài chính của các nhà quản lý.
Vì vậy, một hệ sinh thái Metaverse Facebook khép kín sẽ có nhiều giới hạn như việc mang lại mục tiêu giá trị hoàn toàn khác biệt với những gì mà các dự án Metaverse phi tập trung đang hướng đến.
Trong khi đó, các nền tảng kỹ thuật số phi tập trung đã – đang xây dựng và trên đà phát triển mạnh. Liệu điều này sẽ đồng nghĩa với nguy cơ các nền tảng dựa trên chuỗi khối có thể chịu chung số phận như Instagram và WhatsApp – trở thành con mồi bị nuốt chửng trong dự án thâu tóm của Meta? Sebastien Borget, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Sandbox, tin tưởng rằng các dự án phi tập trung có thể được tiếp cận theo một cách khác:
“Thông thường, khi những người mới tích cực đấu tranh cho sự phù hợp và tranh giành thị phần, thì các ông lớn công nghệ lớn chỉ đứng từ trên cao quan sát và sau đó lao vào để mua lại rồi sở hữu những kẻ mạnh trong cuộc chiến. Tuy nhiên, những chiến lược đó chỉ thành công trong trường hợp các công ty khởi nghiệp bán được sản phẩm. Vì vậy, cần phải có một động lực kinh tế khác, đó chính là lý do tại sao Web 3.0 lại trở thành một nhân tố nổi trội như vậy. Bởi nó điều chỉnh để tạo ra sự phù hợp giữa nền tảng với người dùng, và từ đó xây dựng một chỗ đứng vững chắc của riêng mình, nơi người dùng có thể tiếp cận sở hữu những phương quản trị, và cuối cùng là sự thành công của thế hệ web này.”
Một vũ trụ Metaverse được vận hành bởi những gã khổng lồ công nghệ?
Thay vì cố gắng thâu tóm và thống trị, Facebook chọn phương án tích hợp với các Metaverse, nền tảng trò chơi và các giao thức tài chính tiền điện tử đã được thiết lập trước đó – Đây có thể là một kịch bản có khả năng gây ra sự hỗn loạn trong hệ sinh thái toàn cầu. Nó có thể tạo ra những biến đổi nghiêm trọng đối với không gian tiền điện tử, dựa trên quy mô cơ sở người dùng của Facebook.
Do đó, liệu có thể chọn phương án chuyển đổi tài sản NFT giữa nền tảng Metaverse Facebook và một mạng lưới Metaverse phi tập trung không? Hay bán tài sản NFT do Facebook phát hành trên DEX? Đưa một chiếc Beeple trị giá 69 tỷ đô la vào Metaverse Facebook để trưng bày trong một phòng triển lãm ảo?
Đây có vẻ là một viễn cảnh khó xảy ra vì nó sẽ kéo theo những thay đổi đáng kể trong tư duy của ông lớn công nghệ này. Dù đứng trước tiềm năng cơ hội kinh tế lớn hơn theo cấp số nhân, nhưng những lo ngại về quy định, rủi ro tiềm tàng và những quan điểm đánh giá trước đây về việc Facebook sẽ có nguy cơ “nuốt chửng” các đối thủ hơn là cạnh tranh với họ, sẽ có thể là những yếu tố ngáng chân trong tiến trình này.
Viễn cảnh có thể xảy ra nhất là Facebook sẽ cố gắng duy trì kết nối với các công ty tài chính và công nghệ tập trung lâu đời để mang lại giá trị cho Metaverse của mình. Tuy Microsoft cũng đã tuyên bố tham vọng chinh phục nền tảng Vũ trụ ảo này, nhưng mọi thứ vẫn chưa đủ để biến họ trở thành đối thủ cạnh tranh với Facebook. Bởi lẽ Metaverse của Microsoft tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm “Teams” so với cách tiếp cận tập trung vào VR của Facebook.
Nhưng mọi thứ sẽ hợp lý hơn nếu khi hai công ty sẽ cùng cung cấp một số hình thức tích hợp giữa các nền tảng Metaverse của họ, thay vì vội vàng hợp tác với các đối thủ cạnh tranh trong nền tảng mở và phi tập trung này. Cuối cùng, nỗ lực trước đây của Facebook để ra mắt Libra đã thu hút được sự quan tâm của các công ty tài chính và công nghệ lớn khác.
Hãy nắm bắt khi có cơ hội.
Tương tự như số phận của Libra, “đứa con ghẻ” nhận lại phớt lờ của các nhà lãnh đạo dù cho những nỗ lực quảng bá, sự phát triển của một Metaverse Facebook dường như cũng sẽ đối mặt với viễn cảnh không mấy thuận lợi này trước tương tác động của nó đối với lĩnh vực tiền điện tử.
Các cơ quan quản lý sẽ hạn chế khả năng tài chính của Facebook và từ đó, công ty sẽ gặp nhiều rào cản trong việc đưa ra các giải pháp về nguồn mở và phi tập trung.
Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực mà Libra mang lại cho tiền điện tử chính là yếu tố quảng bá cộng đồng. Ntertsas tin rằng chỉ riêng điều này cũng đã đủ để tạo ra sự thúc đẩy cho lĩnh vực NFT phi tập trung. Ông còn giải thích thêm:
“Những kế hoạch của Meta sẽ tạo ra sự tăng trưởng trong tiện ích cho các đơn vị phát hành và đúc NFT. Từ đó, NFT có thể được sử dụng như hàng hóa trong Metaverse – từ vật dụng ăn mặc cho đến tác phẩm mỹ nghệ, đồ sưu tầm và thậm chí trở thành một biểu tượng – tiện ích vô hạn của NFT và chứng minh vị thế trong hệ sinh thái đang ngày càng lớn mạnh này.”
Về điểm này, hiện tại đang có rất nhiều cơ hội tiềm năng để đưa các dự án Metaverse phi tập trung tỏa sáng trên ánh đèn sân khấu, với việc cung cấp các dịch vụ của độc quyền và giới thiệu về hiệu quả thực hiện của các giải pháp phi tập trung mà Facebook vẫn đang trên chặng đường phát triển. Borget lên tiếng kêu gọi mọi người hãy biết nắm bắt thời cơ này:
“Bây giờ là lúc để chúng ta nỗ lực gấp đôi trong việc xây dựng tầm nhìn về một nền tảng Metaverse mở, phi tập trung và hướng đến người dùng. Cần phải đầu tư thời gian và tiền bạc để chứng minh những lợi ích tầm nhìn của chúng ta đối với những gì Facebook đã làm được từ trước đến nay trên phạm vi toàn cầu.”
Những kế hoạch nhằm phát triển “đứa con” Metaverse của Facebook đã gây ra sự khó chịu trong cộng đồng tiền điện tử, nhưng vẫn tồn tại nhiều yếu tố để chúng ta tin tưởng vào một tương lai phi tập trung cho bước tiến mới này.
Facebook đã lên kế hoạch thâm nhập vào “vũ trụ ảo” Metaverse được một thời gian – thậm chí là có thể đã vài năm. Nhưng chỉ đến gần đây, thế giới mới bắt đầu cảm nhận được sức nóng của mục tiêu bành trướng của ông lớn mạng xã hội này. Theo đó, việc đổi tên công ty mẹ thành Meta có lẽ là động thái mạnh mẽ và táo bạo nhất trong tham vọng chinh phục Metaverse.
Trong thời điểm đó, giới báo chí bỗng dưng tràn ngập các thông tin phân tích – giải thích về sự kiện này trên khắp các mặt báo lớn, trong khi các trang web tài chính thì sục sôi cùng sự hào hứng về các cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn trong lĩnh vực mới nổi này.
Hệ sinh thái phi tập trung của Metaverse vẫn đang duy trì được đà phát triển trong suốt vài năm nay. Tuy nhiên, cũng không có gì khó hiểu khi đứng trước những động thái khá im ắng từ công đồng tiền điện tử.
Mặt khác, các token của Metaverse như Decentraland (MANA) và Sandbox (SAND), cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng sau khi Facebook đưa ra thông báo này, hơn nữa, dự án The Sandbox cũng đã nhận được 93 triệu đô la tài trợ từ các nhà đầu tư, bao gồm cả Softbank.
Nhưng khi mọi thứ trở về guồng quay ban đầu của nó, liệu công ty từng mang danh là Facebook này sẽ vẫn tạo ra kỳ tích cho những dự án NFT và các dự án Metaverse khác trong lĩnh vực tiền điện tử hay không? Hoặc nó có đủ khả năng trở thành đối thủ đối đầu với lĩnh vực còn non trẻ này?
Điều gì đã xảy ra cho đến thời điểm hiện tại?
Những thông tin chi tiết về phiên bản Metaverse của Facebook hiện vẫn đang còn là một ẩn số. Trên nền tảng mạng xã hội, chúng ta có thể thấy một video quảng bá với sự xuất hiện người đồng sáng lập kiêm CEO của công ty – Mark Zuckerberg, cùng với hình đại diện Metaverse chính là động thái thông báo rộng rãi nhất về toán tính của ông lớn mạng xã hội này. Tuy nhiên, dựa trên những tiền lệ và sự phân tích về những động thái trước đó, sẽ xuất hiện những sự khác biệt giữa kế hoạch của Facebook và các dự án Metaverse phi tập trung đã được thực hiện vừa qua.
Đứng trước lời nghi vấn về việc liệu họ có áp dụng cơ sở hạ tầng phi tập trung của mình để đẩy mạnh một loại tiền điện tử nào đó hay không, chẳng hạn như Diem, trước đây từng được gọi là Libra – một loại tiền tệ dưới quyền kiểm soát của một mạng lưới các công ty tập trung được ủy quyền. David Marcus, người đứng đầu Diem, cũng đã xác nhận rằng thông qua dự án, cũng như là sự bành trướng của Facebook, đang xem xét về việc đưa NFT tích hợp với Novi – một loại ví điện tử tương thích với Diem.
Dựa vào những thông tin trên, không hề thiên vị khi đưa ra nhận định rằng Metaverse của Facebook sẽ tạo nên một nền kinh tế tập trung quay quanh đồng tiền điện tử này, với các tài sản dựa trên nền tảng NFT được phát hành trong mạng lưới ủy quyền Diem.
Sự khác biệt lớn nhất giữa các dự án Metaverse của Facebook và các dự án Metaverse của tiền điện tử, đó là những dự án sau này hoạt động trên nền tảng mở blockchain, và không cần sự cấp phép. Bất kỳ nhà phát triển nào cũng có thể tiếp cận và xây dựng một ứng dụng Metaverse trên một nền tảng mở blockchain và có khả năng sở hữu những khối bất động sản ảo của riêng họ cũng như là có được sự cam kết với chúng.
Về mấu chốt, lợi ích lớn nhất của nền tảng kiến trúc mở và phi tập trung là người dùng có thể tham gia và di chuyển qua lại giữa các Metaverse khác nhau mà không gặp bất kỳ rào cản nào. Các giao thức này có khả năng tương tác nhằm làm giảm xung đột giữa các nền tảng blockchain, cho phép các loại tài sản, bao gồm tiền điện tử, stablecoin, token tiện ích, NFT, điểm khách hàng thân thiết hoặc bất kỳ loại tài sản khác có thể được chuyển nhượng trên các chuỗi.
Vì vậy, câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến các kế hoạch sắp tới của Facebook chính là phạm vi mà công ty sẽ triển khai các kế hoạch trong dự án Metaverse, nhằm mục đích đưa các tài sản trên nền tảng mới này thay thế các tài sản khác không do Facebook tạo ra.
Dưới góc nhìn trước nền tảng Metaverse phi tập trung, đấy không hẳn là một tin tốt. Sau cùng thì, cơ sở người dùng toàn cầu của Meta vẫn thấp hơn cộng đồng tiền điện tử. Nhưng ở một góc nhìn khác, theo Robbie Ferguson, đồng sáng lập của Immutable, nhận định về nền tảng layer 2 của NFT:
“Ngay cả khi Meta quyết định theo đuổi một hệ sinh thái khép kín, nó vẫn phụ thuộc vào sự thừa nhận trong cốt lõi cơ bản về giá trị mà quyền sở hữu kỹ thuật số mang lại – và thực tế là cuộc chơi hứa hẹn nhất trong tương lai sẽ là tìm ra chủ nhân của cơ sở hạ tầng tiên tiến trong vũ trụ kỹ thuật số.”
Yếu tố hạn chế mang tên “Sự tập trung hóa”
Trên cơ sở rằng Diem là một hệ thống khép kín, có vẻ như Metaverse cũng sẽ làm điều tương tự, tuy nhiên, việc cho phép sự tương tác trực tiếp một cách dễ dàng với các Metaverse phi tập trung khác là điều chưa chắc chắn. Phương án tiếp cận “walled garden” có thể sẽ phù hợp với xu hướng độc quyền của công ty nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế tiềm năng phát triển hoặc sự cung cấp hỗ trợ tài sản NFT để thu về những giá trị thực tế.
Hơn nữa, như Giám đốc điều hành Nick Rose Ntertsas và cũng là người sáng lập Chuỗi Ethernity trên thị trường NFT đã chỉ ra, những người dùng đang trở nên khó chịu với sự thống trị của Facebook. Ông còn chia sẻ thêm:
“Giữa quá trình chuyển đổi kỹ thuật số được thúc đẩy bởi tình hình đại dịch, số lượng người dùng chấp nhận tiền điện tử đã tăng gấp năm lần. Đồng thời, thông qua việc thăm dò dư luận toàn cầu, chúng ta đã nhận thấy họ ngày càng mất lòng tin trước nền tảng công nghệ tập trung, từ đó, tiền điện tử và blockchain đã ngày càng củng cố thứ hạng niềm tin của mình trong lòng người dùng thông qua việc bảo vệ quyền riêng tư, cho phép các giao dịch ngang hàng cũng như là sự đánh giá tính minh bạch và bất biến của các giá trị.”
Những nhận định trên ngày càng trở nên phù hợp hơn khi xem xét dưới góc độ rằng các tiện ích của Diem đã vấp phải sự giới hạn bởi các cơ quan quản lý trước khi nó được tung ra thị trường. Dù cho Facebook sử dụng Diem như thế nào, thì nền tảng tiền kỹ thuật số này cũng sẽ đối mặt với sự “ghẻ lạnh” trong hệ thống tài chính của các nhà quản lý.
Vì vậy, một hệ sinh thái Metaverse Facebook khép kín sẽ có nhiều giới hạn như việc mang lại mục tiêu giá trị hoàn toàn khác biệt với những gì mà các dự án Metaverse phi tập trung đang hướng đến.
Trong khi đó, các nền tảng kỹ thuật số phi tập trung đã – đang xây dựng và trên đà phát triển mạnh. Liệu điều này sẽ đồng nghĩa với nguy cơ các nền tảng dựa trên chuỗi khối có thể chịu chung số phận như Instagram và WhatsApp – trở thành con mồi bị nuốt chửng trong dự án thâu tóm của Meta? Sebastien Borget, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Sandbox, tin tưởng rằng các dự án phi tập trung có thể được tiếp cận theo một cách khác:
“Thông thường, khi những người mới tích cực đấu tranh cho sự phù hợp và tranh giành thị phần, thì các ông lớn công nghệ lớn chỉ đứng từ trên cao quan sát và sau đó lao vào để mua lại rồi sở hữu những kẻ mạnh trong cuộc chiến. Tuy nhiên, những chiến lược đó chỉ thành công trong trường hợp các công ty khởi nghiệp bán được sản phẩm. Vì vậy, cần phải có một động lực kinh tế khác, đó chính là lý do tại sao Web 3.0 lại trở thành một nhân tố nổi trội như vậy. Bởi nó điều chỉnh để tạo ra sự phù hợp giữa nền tảng với người dùng, và từ đó xây dựng một chỗ đứng vững chắc của riêng mình, nơi người dùng có thể tiếp cận sở hữu những phương quản trị, và cuối cùng là sự thành công của thế hệ web này.”
Một vũ trụ Metaverse được vận hành bởi những gã khổng lồ công nghệ?
Thay vì cố gắng thâu tóm và thống trị, Facebook chọn phương án tích hợp với các Metaverse, nền tảng trò chơi và các giao thức tài chính tiền điện tử đã được thiết lập trước đó – Đây có thể là một kịch bản có khả năng gây ra sự hỗn loạn trong hệ sinh thái toàn cầu. Nó có thể tạo ra những biến đổi nghiêm trọng đối với không gian tiền điện tử, dựa trên quy mô cơ sở người dùng của Facebook.
Do đó, liệu có thể chọn phương án chuyển đổi tài sản NFT giữa nền tảng Metaverse Facebook và một mạng lưới Metaverse phi tập trung không? Hay bán tài sản NFT do Facebook phát hành trên DEX? Đưa một chiếc Beeple trị giá 69 tỷ đô la vào Metaverse Facebook để trưng bày trong một phòng triển lãm ảo?
Đây có vẻ là một viễn cảnh khó xảy ra vì nó sẽ kéo theo những thay đổi đáng kể trong tư duy của ông lớn công nghệ này. Dù đứng trước tiềm năng cơ hội kinh tế lớn hơn theo cấp số nhân, nhưng những lo ngại về quy định, rủi ro tiềm tàng và những quan điểm đánh giá trước đây về việc Facebook sẽ có nguy cơ “nuốt chửng” các đối thủ hơn là cạnh tranh với họ, sẽ có thể là những yếu tố ngáng chân trong tiến trình này.
Viễn cảnh có thể xảy ra nhất là Facebook sẽ cố gắng duy trì kết nối với các công ty tài chính và công nghệ tập trung lâu đời để mang lại giá trị cho Metaverse của mình. Tuy Microsoft cũng đã tuyên bố tham vọng chinh phục nền tảng Vũ trụ ảo này, nhưng mọi thứ vẫn chưa đủ để biến họ trở thành đối thủ cạnh tranh với Facebook. Bởi lẽ Metaverse của Microsoft tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm “Teams” so với cách tiếp cận tập trung vào VR của Facebook.
Nhưng mọi thứ sẽ hợp lý hơn nếu khi hai công ty sẽ cùng cung cấp một số hình thức tích hợp giữa các nền tảng Metaverse của họ, thay vì vội vàng hợp tác với các đối thủ cạnh tranh trong nền tảng mở và phi tập trung này. Cuối cùng, nỗ lực trước đây của Facebook để ra mắt Libra đã thu hút được sự quan tâm của các công ty tài chính và công nghệ lớn khác.
Hãy nắm bắt khi có cơ hội.
Tương tự như số phận của Libra, “đứa con ghẻ” nhận lại phớt lờ của các nhà lãnh đạo dù cho những nỗ lực quảng bá, sự phát triển của một Metaverse Facebook dường như cũng sẽ đối mặt với viễn cảnh không mấy thuận lợi này trước tương tác động của nó đối với lĩnh vực tiền điện tử.
Các cơ quan quản lý sẽ hạn chế khả năng tài chính của Facebook và từ đó, công ty sẽ gặp nhiều rào cản trong việc đưa ra các giải pháp về nguồn mở và phi tập trung.
Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực mà Libra mang lại cho tiền điện tử chính là yếu tố quảng bá cộng đồng. Ntertsas tin rằng chỉ riêng điều này cũng đã đủ để tạo ra sự thúc đẩy cho lĩnh vực NFT phi tập trung. Ông còn giải thích thêm:
“Những kế hoạch của Meta sẽ tạo ra sự tăng trưởng trong tiện ích cho các đơn vị phát hành và đúc NFT. Từ đó, NFT có thể được sử dụng như hàng hóa trong Metaverse – từ vật dụng ăn mặc cho đến tác phẩm mỹ nghệ, đồ sưu tầm và thậm chí trở thành một biểu tượng – tiện ích vô hạn của NFT và chứng minh vị thế trong hệ sinh thái đang ngày càng lớn mạnh này.”
Về điểm này, hiện tại đang có rất nhiều cơ hội tiềm năng để đưa các dự án Metaverse phi tập trung tỏa sáng trên ánh đèn sân khấu, với việc cung cấp các dịch vụ của độc quyền và giới thiệu về hiệu quả thực hiện của các giải pháp phi tập trung mà Facebook vẫn đang trên chặng đường phát triển. Borget lên tiếng kêu gọi mọi người hãy biết nắm bắt thời cơ này:
“Bây giờ là lúc để chúng ta nỗ lực gấp đôi trong việc xây dựng tầm nhìn về một nền tảng Metaverse mở, phi tập trung và hướng đến người dùng. Cần phải đầu tư thời gian và tiền bạc để chứng minh những lợi ích tầm nhìn của chúng ta đối với những gì Facebook đã làm được từ trước đến nay trên phạm vi toàn cầu.”