Nội dungToggle Table of Content

Thị trường

Oracle là gì? Tìm hiểu về Oracle và tầm quan trọng của Oracle trong Blockchain

Để hiểu được Oracle là gì thì anh em cần phải hiểu Blockchain là gì. Blockchain là một nơi lưu trữ dữ liệu dưới dạng các khối (block), nó không thể tiếp cận được các dữ liệu từ bên ngoài nên cần phải có một bên thứ ba tiếp cận và tổng hợp các dữ liệu từ bên ngoài đó. Bên thứ ba đó gọi là giải pháp Oracle. Vậy Oracle là gì và nó có ưu nhược điểm gì, cùng WeTAG tìm hiểu trong bài viết nhé.

Oracle là gì? 

Oracle là một giải pháp bên thứ ba giúp các dự án Web3 tiếp cận với nguồn dữ liệu thực từ bên ngoài (off-chain) như giá thị trường, bất động sản, thời tiết,… và mang nó vào trong thế giới blockchain. 

Nói một cách dễ hiểu thì Blockchain giống như một cái máy tính, nguyên thủy là nó có thể sử dụng được nhưng không thể cập nhật tin tức từ thế giới bên ngoài. Từ đó Internet ra đời, thì Internet chính là Oracle, nó giúp máy tính có thể tiếp cận những tin tức trên toàn thế giới, phát huy tối đa chức năng của nó.

Phân loại Oracle

Có thể phân loại Oracle theo các tính chất của chúng:

Nguồn dữ liệu

Các Oracle phần mềm (Software Oracle) tương tác với các nguồn thông tin trực tuyến và truyền nó đến blockchain. Thông tin này có thể đến từ cơ sở dữ liệu trực tuyến, máy chủ, trang web, có thể bao gồm tỷ giá hối đoái, giá tài sản kỹ thuật số hoặc thông tin chuyến bay theo thời gian thực.

Trong khi đó, một số smart contract cần những thông tin từ thế giới thực. Các Oracle phần cứng (Hardware Oracle) được thiết kế để lấy thông tin từ thế giới vật lý và cung cấp thông tin cho các smart contract. Những thông tin đó có thể được chuyển tiếp từ các cảm biến điện tử, máy quét mã vạch và các thiết bị đọc thông tin khác. Một Oracle phần cứng sẽ chuyển hóa các sự kiện trong thế giới thực thành các giá trị kỹ thuật số mà các smart contract có thể hiểu được.

Hướng thông tin

Các Oracle đi vào (Inbound Oracle) sẽ đảm nhiệm việc gửi các thông tin từ các nguồn bên ngoài đến các smart contract. Ngược lại, các Oracle đi ra (Outbound oracle) sẽ gửi thông tin từ các smart contract ra thế giới bên ngoài.

Độ tin cậy

Các Oracle tập trung được ví như một nhà cung cấp nguồn dữ liệu duy nhất từ bên ngoài cho smart contract. Tuy nhiên điều này cũng là một vấn đề khiến Oracle trở nên rủi ro hơn, phần này mình sẽ đề cập chi tiết hơn ở dưới.

Mặt khác, các Oracle phi tập trung lại dựa trên nhiều nguồn bên ngoài. Smart contract truy vấn từ nhiều Oracle để xác định tính chính xác của dữ liệu, điều này sẽ tăng mức độ tin cậy của những nguồn dữ liệu được cung cấp.

Một Oracle có thể thuộc vào nhiều loại. Ví dụ một Oracle lấy thông tin từ trang web của công ty là Oracle phần mềm phi tập trung lấy thông tin từ bên trong.

Vai trò của Oracle với Blockchain

Bản chất các blockchain và smart contract không thể tự truy cập dữ liệu từ bên ngoài nhưng một số thỏa thuận trong các hợp đồng yêu cầu phải có những thông tin từ bên ngoài thế giới thực để thực thi các thỏa thuận đó. Trong những trường hợp như vậy thì Oracle chính là giải pháp tối ưu vì chúng giúp liên kết các dữ liệu từ bên ngoài và bên trong (off-chain và on-chain) blockchain.

Nhược điểm của Oracle

Các smart contract thực thi các quyết định dựa trên dữ liệu do Oracles cung cấp vì chúng là chìa khóa cho một hệ sinh thái blockchain hoạt động lành mạnh. Nhưng vấn đề được đặt ra là liệu các dữ liệu mà Oracle cung cấp có thể tin tưởng được không? Đây cũng chính là vấn đề của Oracle.

Bản chất Oracle là một hệ thống liên lạc giữa blockchain và nguồn dữ liệu, nên nếu nguồn dữ liệu mà Oracle đó kết nối gặp vấn đề hoặc nguồn dữ liệu không chính xác sẽ cho ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với kết quả đầu ra của dApp.

Ví dụ như chủ sở hữu của nguồn cung cấp dữ liệu của Oracle có thể đăng dữ liệu không chính xác nhằm thay đổi các thỏa thuận trong các smart contract có lợi cho chủ sở hữu nguồn cấp dữ liệu. Hơn hết cả, ai có đó thể hack nguồn cấp dữ liệu để thay đổi dữ liệu có lợi cho họ.

Việc các smart contract phụ thuộc vào một Oracle để cung cấp dữ liệu tạo thành mắt xích yếu trong mạng lưới, nó có thể bị “đứt” bất cứ lúc nào, điều này cho thấy thật vô nghĩa nếu một mạng lưới phi tập trung xử lý giá trị giao dịch hàng tỷ đô phải phụ thuộc vào một Oracle tập trung như vậy.

Chính vì vậy các nhà nghiên cứu đang khám phá nhiều cách khác nhau để giảm thiểu vấn đề này và tạo ra các Oracle phi tập trung hơn, được bảo vệ chống lại các tác nhân xấu.

Những dự án Oracle nổi bật nhất

Chainlink

Một trong những Oracle phi tập trung phổ biến nhất và đứng đầu thị trường hiện nay là Chainlink. Chainlink là một mạng lưới phi tập trung cung cấp dữ liệu và thông tin từ các nguồn ngoài blockchain đến các smart contract trên blockchain thông qua các Oracle.

Mặc dù blockchain có thể cung cấp một sổ cái phi tập trung, an toàn cho các giao dịch kỹ thuật số nhưng nó không quá xuất sắc trong việc lấy đầu vào cho những thứ xảy ra bên ngoài blockchain. Có nhiều yếu tố “ngoài chuỗi” (off-chain) ảnh hưởng đến thị trường, bao gồm tiền tệ fiat, thẻ tín dụng và thậm chí cả thời tiết và điểm số thể thao. Là một Oracle phi tập trung, Chainlink có thể cung cấp đầu vào cho những gì được gọi là smart contract.

UMA

UMA là một giao thức được xây dựng trên nền tảng Ethereum, cho phép người dùng trao đổi các synthetic token (token tài sản tổng hợp) mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. 

UMA cho rằng việc sử dụng các dịch vụ oracle là một trong những vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến Defi. Dự án cho rằng các dịch vụ oracle sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các đợt sụt giá bất ngờ do bàn tay thao túng của các nhà đầu tư lớn. Vì lý do đó UMA chỉ sử dụng dịch vụ oracle của mình để giải quyết các vụ tranh chấp về việc thanh lý tài sản.

API3

API3 là một dự án được xây dựng để quản lý và kiếm lợi nhuận từ các API phi tập trung (dAPI) trên quy mô lớn. 

API3 là nền tảng áp dụng cơ chế First-party Oracle, do đó, dữ liệu sẽ được đảm bảo tính chính xác, bảo mật, hạn chế khả năng một người điều hành nhiều node hay có nhiều node liên kết với nhau và cung cấp kết quả sai. Ngoài ra, cơ chế này cũng bỏ qua các trung gian nên sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Kết luận

Một cơ chế đáng tin cậy tạo điều kiện giao tiếp giữa các smart contract và thế giới bên ngoài là yếu tố quan trọng đối với việc áp dụng blockchain trên toàn cầu. Nếu không có các blockchain oracle, các smart contract sẽ chỉ dựa vào thông tin đã có trong mạng của chúng, điều này sẽ hạn chế đáng kể khả năng của chúng. 

Blockchain oracles vẫn là một trong những khối xây dựng quan trọng cần được thực hiện theo cách an toàn, đáng tin cậy và không đáng tin cậy để hệ sinh thái blockchain phát triển.