Mạng Blockchain

ETH 2.0 là gì? Tìm hiểu về ETH 2.0 và những điều cần biết

Trong bối cảnh các nền tảng Blockchain đang phát triển và các dự án ra đời ngày một nhiều. Việc cạnh tranh về phí và tốc độ giao dịch là vấn đề mà các dự án trên mạng lưới ETH đang gặp phải. Phí gas quá cao và tốc độ xử lý chưa đáp ứng được nhu cầu mà người dùng cần. Vì thế, Ethereum 2.0 ra đời để giải quyết các vấn đề trên với các thuật toán và nhiều tính năng khác nhau. Anh em cùng WeTAG tìm hiểu ETH 2.0 để hiểu rõ hơn nhé!

Tổng quan về Ethereum

Ethereum là một blockchain mã nguồn mở toàn cầu, phi tập trung có các chức năng hợp đồng thông minh. Với Ethereum, người ta có thể viết mã kiểm soát giá trị kỹ thuật số, chạy chính xác như được lập trình và có thể truy cập trên toàn cầu. Kể từ khi ra mắt mạng chính công khai vào tháng 7 năm 2015, Ethereum đã trải qua bốn lần nâng cấp lớn. Homestead được giới thiệu vào tháng 3 năm 2016, Metropolis Byzantium vào tháng 10 năm 2017, Metropolis Constantinople vào tháng 2 năm 2019 và Istanbul vào tháng 12 năm 2019.

Kể từ khi phát hành Ethereum, sự phát triển của các công nghệ mới dưới dạng ứng dụng phi tập trung (Dapps) và các blockchain khác đã mở rộng rất nhiều. Quan trọng hơn, nhiều công nghệ này đã được xây dựng dựa trên mạng Ethereum. Tuy nhiên, các vấn đề về khả năng mở rộng bắt đầu xuất hiện. Khi số lượng giao dịch tăng lên trên mạng Ethereum, chi phí thực hiện các giao dịch này (được thanh toán bằng Gas ) cũng tăng theo. Vì vậy, hiện nó đang có kế hoạch chuyển từ phiên bản cũ hơn sang phiên bản mới, tức là Ethereum 2.0.

Các giai đoạn phát triển của Ethereum mà bạn cần biết

Giai Đoạn 0

Giai đoạn 0 được gọi là ”Beacon Chain“. Điều này nhằm phục vụ như một trung tâm ‘Chỉ Huy Và Kiểm Soát’ cho mạng ETH 2.0. Chuỗi Beacon hoạt động vào tháng 4 năm 2020 trên một mạng thử nghiệm có tên là Sapphire. Onyx Testnet được phát hành vào tháng 6 và đã có 20.000 trình xác nhận vào cuối tháng.

Mục tiêu của chuỗi Beacon là tổ chức các trình xác thực và gán chúng vào các chuỗi phân đoạn khác nhau. Các giao dịch phải được xử lý bởi một chuỗi phân đoạn trong một khoảng thời gian và sau đó sẽ được chuyển ngẫu nhiên sang một phân đoạn khác. Do đó, nói một cách dễ hiểu, khi hoàn thành, nó sẽ triển khai PoS nền tảng vào hệ thống. Blockchain PoW Ethereum hiện có sẽ tiếp tục tồn tại. Vì là giai đoạn đầu, nó sẽ không thể lưu trữ các dApp, thực thi các hợp đồng thông minh.

Anh em có thể tìm hiểu thêm về Beacoin Chain tại đây.

Giai Đoạn 1 – Shard Chain

Shard Chain là giai đoạn áp dụng giải pháp Sharding hay còn gọi là phân đoạn, giúp chia dữ liệu làm nhiều phần nhỏ và xử lý cùng một lúc để giúp mạng lưới Ethereum đạt được hiệu suất cao hơn.

Shard Chain ban đầu được lên kế hoạch triển khai với 1,024 phân đoạn. Nhưng sau đó con số này đã được giảm xuống còn 64 phân đoạn (shards). Như vậy, đến Phase 1 mạng lưới Ethereum sẽ bao gồm: 

  • Chuỗi khối gốc Eth1x.
  • Chuỗi Beacon Chain trong giai đoạn 0.
  • 64 chuỗi phân đoạn mới.

Giai Đoạn 1.5

Giai đoạn 1.5 nhằm mục đích hợp nhất PoW Ethereum ban đầu với chuỗi PoS mới, có nghĩa là người dùng sẽ có thể sử dụng ETH của họ trên phiên bản Ethereum mới nhất, tức là 2.0 mà không cần phải làm thêm hoặc có nguy cơ ETH của họ trở nên lỗi thời. Lúc đầu, chúng ta sẽ thấy ETH 1.0 là phân đoạn riêng của nó trong mạng, nhưng cuối cùng sẽ được chuyển thành môi trường thực thi trong giai đoạn 2.

Sau các giai đoạn phát triển của ETH thì anh em cùng WeTAG tìm hiểu về các tính năng của ETH 2.0 nhé!

ETH 2.0 là gì?

Ethereum 2.0 là quá trình nâng cấp mạng lưới Ethereum chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS) và áp dụng Sharding nhằm mục đích nâng cao tốc độ xử lý giao dịch của Ethereum.

Sự khác nhau giữa Ethereum và Ethereum  2.0

Cơ chế đồng thuận

Sự thay đổi quan trọng nhất trong Ethereum 2.0 này là việc chuyển đổi từ PoW sang PoS.

Proof of Work (PoW): là thuật toán đồng thuận của Ethereum hiện tại (và nhiều blockchain khác). Thợ đào (miners) sẽ đầu tư chủ yếu vào điện năng và thiết bị đào để xác thực 1 giao dịch và bảo vệ mạng lưới. Mô hình này yêu cầu một lượng để hoạt động tốt và bảo vệ mạng lưới khỏi cuộc tấn công 51%.

Proof of Stake (PoS): cố gắng giải quyết vấn đề tiêu thụ điện năng bằng cách loại bỏ hoàn toàn các thợ đào. Thay vì dùng năng lượng để tính toán, với PoS, người dùng sẽ cố gắng bảo vệ mạng lưới bằng cách stake ETH của họ và trở thành validators (người xác thực). Mỗi trình xác thực sẽ khuyến khích việc xác thực giao dịch bằng cách nhận phần thưởng tương tự như các miner trong PoW, kể cả phần thưởng khối và chi phí giao dịch.

PoS sẽ chọn ngẫu nhiên người xác nhận để xử lý và bảo mật các giao dịch (còn PoW – các thợ đào sẽ đua nhau xử lý cùng một bộ giao dịch. Cổ phần (số lượng ETH đem đi stake) của người xác thực càng lớn, cơ hội được chọn để xác thực các giao dịch càng cao. Khi xác nhận thành công (unlock), phần thưởng của block sẽ xuất hiện và được chia cho những người đã đóng góp. Mỗi người tham gia sẽ nhận theo mức họ đã đóng góp trước đó. 

Tốc độ giao dịch giữa ETH 1.0 và ETH 2.0

Một giao dịch trên Ethereum cơ bản được diễn ra như sau:

  • Validators xác minh chữ ký của người gửi
  • Kiểm tra xem người đó có đủ số dư để gửi tiền hay không
  • Tiền được chuyển đến Public Address của người nhận
  • Người nhận mở khóa tiền bằng Private key

Trong Ethereum 1.0 thì các công việc trong một giao dịch Ethereum sẽ được thực hiện một cách tuần tự. Có nghĩa là để thực hiện 1 giao dịch phải trải qua từng bước, từng bước. Hiện tại trong 1s, Ethereum 1.0 xử lý được từ 15-45 giao dịch.

Với Ethereum 2.0, việc này được chuyển đổi thành song song nhờ sharding. Các khâu trong 1 transaction sẽ được thực hiện đồng thời để rút ngắn thời gian hơn cho 1 giao dịch và Ethereum có thể thực hiện được hàng nghìn giao dịch trong mỗi giây.

Nâng cấp máy ảo EVM từ ETH 1.0 thành eWASM ETH 2.0

EVM là thành phần tính toán cốt lõi của Ethereum 1.0. Ethereum 2.0 sẽ nâng cấp máy ảo từ EVM thành eWASM (Ethereum WebAssembly). 

EVM: Máy chủ ảo hiện tại của Ethereum là “bộ não” của Blockchain, nơi chạy các Hợp đồng Thông minh của ETH. EVM chính là bộ phận chịu trách nhiệm cho phí gas mà người dùng phải trả. Như mọi người thấy, EVM hiện tại hoạt động chưa được quá là hiệu quả, khi những lúc cao điểm phí gas tăng tương đối nhanh. Đó là lý do ETH 2.0 sẽ tích hợp eWASM.

eWASM: Viết tắt cho Ethereum WebAssembly Machine, là máy chủ ảo mới dựa trên công nghệ WebAssembly. Công nghệ WebAssembly vốn được xây dựng bởi các kỹ sư của Google và Mozilla, với mục đích cho phép các ngôn ngữ lập trình được chạy trên nền web.

Nói 1 cách ngắn gọn, sWASM sẽ thay thế EVM phụ trách phần lõi Ethereum, giúp Ethereum 2.0 giảm phí gas đi rất nhiều, và tăng tính bảo mật của hệ thống.

Những hạn chế mà ETH 2.0 có thể mắc phải

Trong quá trình hợp nhất mạng nếu bị trục trặc thì Ethereum sẽ chia tách làm 2 chain khác nhau. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến các ứng dụng phi tập trung xây dựng trên Ethereum. Đặc biệt là các ứng dụng về DeFi với tiền tỷ được khoá trong các smart contract. 

Ngoài ra, tình trạng trì hoãn trong việc nâng cấp của các giai đoạn sẽ gây ảnh hưởng đến những dự án phát triển trên Ethereum. Điều này không mới bởi Phase 0 đã bị trì hoãn nhiều lần trước khi được khởi động gần đây. Bên cạnh đó khả năng kết hợp của nhiều DApps DeFi có thể mang lại nhiều rủi ro hơn trong giai đoạn hợp nhất.

Tiềm năng của ETH 2.0 trong tương lai

Sau khi hợp nhất thành 1 mạng Ethereum duy nhất, mạng ETH 1.0 sẽ không còn mining được nữa khiến mức lạm phát toàn mạng Ethereum 2.0 chính là mức lạm phát của Beacon Chain (ước tính <1%). Nhu cầu sử dụng ETH sẽ cao hơn khi Ethereum 2.0 có khả năng xử lý được mở rộng hơn rất nhiều so với ETH1x. Nhiều Dapps hơn, nhiều người dùng hơn, nhiều ETH được sử dụng hơn.

Ethereum 2.0 là một bản nâng cấp quan trọng đối với mạng Ethereum vì một số lý do, trong đó đặc biệt là khả năng mở rộng. Nếu không có các tính năng mới của PoS, chuỗi shard và chuỗi beacon, về lâu dài mạng Ethereum có thể trở thành một mô hình không bền vững và không còn là nền tảng hợp đồng thông minh hàng đầu trong hệ sinh thái tiền mã hóa.

Ethereum 2.0 ảnh hưởng đến giá của ETH như thế nào

Nguồn cung của ETH sẽ tăng lên do lượng ETH được đưa ra thị trường bằng tổng của lượng ETH1 đào được từ mạng ETH1 và số ETH2 được làm phần thưởng staking trong mạng Beacon chain. 

Theo số liệu hiện tại, mức lạm phát của ETH1 đang ở mức 4% mỗi năm. Còn mức lạm phát của ETH2 sẽ phụ thuộc vào lượng ETH1 staking ở Beacon Chain.

Theo nhận định của WeTAG thì giá của Beacoin Chain tăng trưởng bền vững trong thời gian gần đây khi phiên bản ETH 2.0 ra mắt. Người dùng sử dụng mạng lưới có tăng trưởng và thể hiện được nhiều điều tích cực hơn khi mua bán và sử dụng các tính năng trên các dự án Blockchain của mạng ETH.

Anh em có thể tìm hiểu về các dự án trên mạng lưới Ethereum tại đây.

Kết luận

Bài viết này hy vọng anh em sẽ hiểu rõ hơn về ETH 2.0 và các tính năng của ETH 2.0. Cảm ơn anh em đã đọc bài viết và đừng quên đăng ký các kênh thông tin của WeTAG nhé!