On-Chain Report

Dữ liệu On-Chain là gì? Tìm hiểu chi tiết về dữ liệu On-Chain

Bài viết này WeTAG sẽ giải thích với anh em về dữ liệu On-Chain là gì. Dữ liệu On-chain cho anh em nhận biết được những thông tin gì khi tham gia giao dịch trong thị trường Crypto. Anh em cùng WeTAG tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để hiểu rõ hơn về dữ liệu On-chain nhé!

Dữ liệu On-chain là gì?

Dữ liệu on-chain là toàn bộ những dữ liệu được ghi lại trên nền tảng blockchain. Những dữ liệu này có thể bao gồm như các dữ liệu về các block (Time, Gas Fee, Miner). Dữ liệu về các giao dịch đã được thực hiện (gồm địa chỉ ví, token chuyển, số lượng chuyển). Các hành động tương tác với Smart Contract. Các thông tin liên quan khác được xác minh bởi các nodes và được cập nhật vào mạng lưới tổng thể.

Tất cả những dữ liệu on-chain được lưu trữ trên các blockchain đều không thể bị thay đổi. Do đó, đây được xem là nguồn dữ liệu trung thực, chính xác và rõ ràng nhất.

Anh em có thể em thông tin về dữ liệu On-Chain tại đây. 

Dữ liệu on-chain là toàn bộ những dữ liệu được ghi lại trên nền tảng blockchain. Những dữ liệu này có thể bao gồm như các dữ liệu về các block (Time, Gas Fee, Miner). Dữ liệu về các giao dịch đã được thực hiện (gồm địa chỉ ví, token chuyển, số lượng chuyển). Các hành động tương tác với Smart Contract. Các thông tin liên quan khác được xác minh bởi các nodes và được cập nhật vào mạng lưới tổng thể.

Tất cả những dữ liệu on-chain được lưu trữ trên các blockchain đều không thể bị thay đổi. Do đó, đây được xem là nguồn dữ liệu trung thực, chính xác và rõ ràng nhất.

Anh em có thể em thông tin về dữ liệu On-Chain tại đây. 

Những điểm nổi bật của dữ liệu On-chain

Cung cấp thông tin chính xác và khách quan

Dữ liệu on-chain trên blockchain được lưu trữ trên các sổ cái phân tán, phi tập trung và không thể sửa đổi được. Chính điều này đã làm nên sự thành công của công nghệ blockchain trong hơn 10 năm qua nhờ khả năng cung cấp thông tin chính xác và khách quan nhất trên thị trường.

Theo dõi hành vi thị trường theo thời gian thực

Dữ liệu on-chain trên blockchain được lưu trữ trên các sổ cái phân tán, phi tập trung và không thể sửa đổi được. Chính điều này đã làm nên sự thành công của công nghệ blockchain trong hơn 10 năm qua nhờ khả năng cung cấp thông tin chính xác và khách quan nhất trên thị trường.

Dựa trên việc phân tích dữ liệu on-chain, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chính xác nhất

Việc dự đoán và đưa ra quyết định đầu tư dựa trên thông tin trên các kênh truyền thông có thể khiến bạn bỏ lỡ thời điểm vàng để thu về lợi nhuận tối ưu nhất. Trong khi đó, nếu biết cách phân tích dữ liệu on-chain, bạn có thể dự đoán trước một bước so với số đông để có quyết định đúng đắn.

Chẳng hạn như bạn có thể căn cứ vào quyết định của các top holder để quyết định mua vào hay bán ra thay vì đi theo số đông trên thị trường. Ngoài ra, các dữ liệu on-chain trên các nền tảng DeFi còn có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả của dự án cũng như tiềm năng của sản phẩm đó.

Những lưu ý khi phân tích dữ liệu On-Chain

Phân tích dữ liệu on-chain không phải là việc đơn giản, đặc biệt là với những người mới tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Để có thể đưa ra những nhận định chính xác nhất, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

– Có kiến thức và kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu: Đây là hình thức đánh giá chuyên sâu, đòi hỏi người dùng phải có nền tảng vững vàng và góc nhìn đa chiều để đưa ra nhận định chính xác và khách quan từ các thông tin thu thập được.

– Tham chiếu nhiều nguồn thông tin và cập nhật thường xuyên: Lĩnh vực tài chính, đặc biệt là thị trường tiền mã hóa có tốc độ thay đổi thông tin cực kỳ nhanh chóng, có thể tính theo giây, phút. Hơn nữa, trên internet hiện nay cũng cung cấp rất nhiều dữ liệu on-chain không đảm bảo. Do đó, bạn cần cập nhật liên tục và đối chiếu nhiều nguồn thông tin để đảm bảo đánh giá đưa ra là chính xác nhất.

– Lưu ý khi thu thập dữ liệu trên website chính thức của dự án: Có thể vì nhiều lý do khác nhau, các thông tin được cung cấp trên những nền tảng này không hoàn toàn chính xác. Do đó, khi tham khảo, bạn nên kiểm tra lại trên trình explore của blockchain nền tảng Dapp đó.

Những chỉ số dữ liệu On-Chain cần lưu ý

Miner OutFlows

Miner Outflow là chỉ số liên quan đến các thợ đào BTC vì tổng lượng BTC được nắm giữ bởi các thợ đào cũng là 1 số lượng tương đối lớn.

Miner Outflow là lượng BTC được chuyển đi bởi những ví thợ đào. Những khả năng có thể xảy ra là họ chuyển lên sàn để bán hoặc bán OTC hoặc chuyển nội bộ giữa các ví với nhau. Vì vậy chúng ta chỉ nên quan sát nếu có lượng lớn BTC được chuyển đi liên tiếp thì khả năng đó là đợt bán xả hàng dần dần của thợ đào.

Net Unrealized Profit/Loss (NUPL)

Đây là chỉ số về lợi nhuận tiềm năng chưa được thực hiện từ đó mà nhà đầu tư có thể dự báo được mức lời lỗ của giao dịch. Chỉ số NUPL được tính nhờ tỷ lệ lợi nhuận trên lỗ và dự đoán được thị trường đã đến đỉnh hay chưa. Về cơ bản, chỉ số này đánh giá số lượng người nắm giữ coin đang lãi hay lỗ. Nếu chỉ số này tăng, nghĩa là nhiều nhà đầu tư đang có lợi nhuận hơn kh mua BTC.

Funding Rate

Đây là tỷ lệ phần trăm thanh toán giữa bên vay và bên cho vay trên sản giao dịch có thường xuyên hay không sau một khoảng thời gian cố định. Điều này thường được tính toán trên các sàn và được xem như phí để nắm giữ lệnh.

Khi chỉ số này dương, nghĩa là giá trên thị trường cao hơn so với giá ở thị trường giao ngay khi bên đặt lệnh mua trả tiền cho bên đặt lệnh bán. Ngược lại, nếu giá coin ở thị trường thấp hơn thị trường giao dịch ngay. Khi đó, Funding Rate nhỏ hơn 0 và bên đặt lệnh bán sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh mua.

Công thức tính:

Funding Fee = Position x Funding Rate
Thông thường tỷ lệ Funding Rate được các sàn giao dịch tính tự động; mỗi 8 giờ thì sẽ tính Funding Rate một lần.

Ngoài ra anh em còn có thể check thêm các chỉ số như:
– Market Data
– Derivatives
– Bank Flows

Kết luận

Trên đây là một số chỉ số On-Chain cơ bản trong đầu tư mà bạn cần nắm. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến thị trường và sẽ đưa ra những dự đoán đúng đắn về xu hướng thị trường trong tương lai. Đây là những thông tin tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư, cảm ơn anh em đã đọc bài viết và đừng quên đăng ký các kênh thông tin của WeTAG nhé.