Thị trường Phân tích

Cùng nhìn lại thị trường CRYPTO 2022 đã trải qua

2022 là một năm vô cùng đáng nhớ với thị trường Crypto. Những vụ sụp đổ hay giá BTC lao dốc từ đầu năm đến cuối năm quả là một năm “ám ảnh” với những anh em mới tham gia hay thậm chí những cá voi lâu đời ở thị trường.

Bài viết này anh em cùng WeTAG điểm qua những sự kiện Crypto nổi bật trong năm 2022, cùng nhìn xem năm qua chúng ta đã trải qua những gì nhé!

1. Trend “Move-to-Earn” dậy sóng

Sau một mua GameFi đáng nhớ thì năm 2022 mở màn với Trend Move-to-earn qua sự kiện Binance Launchpad công bố StepN (GMT) là dự án thứ 28. Tù đó từ khóa “Move to Earn” đã thực sự thu hút sự quan tâm cực kỳ lớn của cộng đồng.

Về Move to Earn, đây là một hình thức cho phép người chơi có thể kiếm tiền thông qua các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chạy bộ, đá bóng,… Thông qua sử dụng công nghệ cảm biến và đo lường chuyển động hàng ngày của con người bằng các thiết bị di động như smartwatch hay smartphone,… Những thiết bị này sẽ thu thập các dữ liệu về hoạt động cơ thể của người dùng. Từ đó sẽ quy đổi thành tài sản trong ứng dụng và những phần thưởng có giá trị. 

Trong thời gian từ đầu tháng 3 khi dự án được listing, hiệu ứng của cộng đồng khá hứng thú với trend này khiến lượng ngươi dùng tăng đột biến. Giá Token cũng đã tăng rất nhiều lần khi được list với x400 lần.

2. Andre Cronje rời ngành crypto

Cái “Bố già DeFi” Andre Cronje dường như không quá xa lạ với những anh em chơi DEFI năm 2020-2021 với hàng loạt những dự án dẫn dắt mảng Defi này. Trong những tháng đầu năm 2022 nhiều sự cố đã diễn ra với “Bố già Defi” khiến ông rời Crypto làm cho nhiều anh em đang đầu tư các dự án được “Bố gìa” chống lưng phải thua lỗ.

Mọi chuyện bắt đầu với Solidly, AMM trên Fantom được Cronje giới thiệu là đi theo mô hình ve(3,3) “tân tiến”. Và như thường lệ, hễ là dự án DeFi nào có “dính líu” đến Andre đều được cộng đồng đặc biệt chú ý. Solidly nhanh chóng nhận được lượng tiền dồi dào đổ vào giao thức, khiến TVL của Fantom từ tháng 12/2021 (thời điểm công bố Solidly) đến tháng 03/2022 (lúc Solidly ra mắt) đã tăng từ 3 tỷ USD lên 8 tỷ USD.

Nhưng rồi, cộng đồng đã phát hiện ra một lỗi… khá ngớ ngẩn trong những dòng code. Đúng theo ghi trên comment của code, mức Base Emission Rate (tạm hiểu là mức phát thải ban đầu của token SOLID) là 2%. Tuy nhiên, có thể là việc đội ngũ quên lấy 1 trừ đi giá trị này, khiến con số được triển khai thực chất lên đến 98%.

Thật sự đây là một lỗi không nên xảy ra. Nếu người code cẩn thận rà soát hơn, thì có lẽ đã không có bug ấy.

Với nhiều vấn đề phát sinh như vậy, Andre Cronje là người chịu nhiều chỉ trích. Vị trưởng dự án sau đó có động thái… “nghỉ chơi Twitter”, để lại cộng đồng không biết hướng nào để tiếp tục đồng hành với Solidly. Rồi vài ngày sau, Andre đã có quyết định làm dậy sóng toàn bộ thị trường khi tuyên bố “rời ngành” DeFi, ngừng cống hiến cho 25 dự án.

Ngay lập tức, giá token của những dự án mà Andre Cronje tham gia phát triển đã dump mạnh, khi nhiều người chỉ trích hành động rời đi đột ngột của vị “bố già DeFi” không khác gì “rug pull”, tức lừa đảo cộng đồng khi họ đã đặt rất nhiều niềm tin vào Solidly và mô hình ve(3,3) trong thời gian qua.

3. Sự sụp đổ của LUNA-UST

Cuộc khủng hoảng Terra (LUNA) và UST chỉ diễn ra trong vài ngày ngắn ngủi, từ 08/05 đến 14/05/2022 những đã quét đi hết biết bao nhiêu tỷ USD của thị trường crypto. Tầm ảnh hưởng của cú sụp đổ này vô cùng kinh hoàng, ảnh hưởng không chỉ riêng tiền mã hóa mà còn lan đến tài chính truyền thống.

Và có lẽ nhiều năm sau nữa, chúng ta vẫn sẽ nhắc đến cái tên Terra-UST như một trường hợp vô cùng hi hữu của thị trường.

– Ngày 05/05/2022, Luna Foundation Guard (LFG) mua thêm 1,5 tỷ USD Bitcoin để nâng bảo chứng cho UST lên gần 3,5 tỷ USD.

– Ngày 08/05/2022, giá LUNA bắt đầu giảm, stablecoin UST depeg lần 1. Jump Crypto thu mua lượng lớn UST để trợ giá.

– Ngày 09/05/2022, LFG buộc phải bán 750 triệu USD BTC để ổn định giá.

– Ngày 10/05/2022, UST depeg lần 2. Tình hình chuyển biến xấu, LFG chuyển toàn bộ 1,2 tỷ USD BTC còn lại lên sàn để tiếp tục cứu giá.

– Sáng ngày 11/05/2022, UST depeg lần 3, LUNA giảm về 13 USD. Đến tối cùng ngày, UST depeg lần 4, giá LUNA chia 19 lần so với buổi sáng, giảm về 0,68 USD. Do Kwon thông báo phát hành thêm LUNA để mua UST.

– Ngày 12/05/2022, Terraform Labs tiếp tục công bố kế hoạch đốt 1,3 tỷ UST để cứu giá stablecoin.

– Ngày 13/05/2022, vì phát hành thêm token, cung LUNA tăng từ 400 triệu lên 6,9 nghìn tỷ trong vòng 72 giờ, giá “vô phương cứu chữa”, UST depeg lần 5. Ngoài ra, blockchain Terra phải dừng hoạt động 2 lần vì sợ bị tấn công.

– Ngày 15/05/2022, giá LUNA và UST giảm 99%, hệ sinh thái 60 tỷ USD sụp đổ hoàn toàn.

Những ngày sau đó, hàng loạt các tổ chức bị liên đới, lần lượt thừa nhận bị thiệt hại từ LUNA. Chẳng hạn như Binance thiệt hại 1,6 tỷ USD, Galaxy Digital, Delphi Digital, Pantera Capital, Jump Crypto cũng không thoát khỏi thua lỗ.

Không dừng lại ở đó, LUNA-UST còn châm ngòi cho cuộc “khủng hoảng thanh khoản” lan rộng toàn thị trường, kéo dài đến tận hôm nay – những tháng cuối cùng của năm 2022.

4. Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng tới thị trường Crypto

Năm 2022 thế giới chứng kiến cuộc xung đột Nga – Ukraine làm ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống. Và crypto cũng không là ngoại lệ.

Khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, giá BTC chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, “bay nhảy” ngoài dự đoán thường thấy. Mức độ biến động của BTC trong thời gian này được ví như “tàu lượn siêu tốc”, kéo theo nhiều đợt thanh lý khủng trên các sàn giao dịch.

Điểm nhấn quan trọng hơn là tiền mã hóa được giới chức Ukraine lựa chọn trở thành phương thức kêu gọi quyên góp trên toàn thế giới. Từ khi Ukraine lập website quyên góp tiền mã hóa chính thức, rất nhiều người trong lẫn ngoài cộng đồng gửi từng đồng coin đến ủng hộ nước này. Ngay cả Vitalik Buterin “âm thầm” quyên góp 5 triệu USD cho Ukraine. Sau đó, Ukraine ra mắt bộ sưu tập NFT “bảo tàng chiến tranh” với Nga càng chứng tỏ tính hữu dụng và thiết thực của lĩnh vực này.

5. Three Arrows Capital phá sản vì mất thanh khoản nghiêm trọng

Do ảnh hưởng trầm trọng từ sự kiện LUNA-UST kể trên, quỹ đầu tư Three Arrows Capital (3AC) của hai nhà sáng lập Zhu Su và Kyle Davies bắt đầu xuất hiện những tín hiệu đáng ngờ.

Tiếp đến đầu tháng 6, việc stETH bị depeg cùng “hiệu ứng dây chuyền” stETH – Alameda – Celsius đã khiến 3AC nhận thêm một cú đấm trời giáng.

Vào ngày 15/06/2022, trên Twitter bắt đầu lan truyền những thông tin liên quan đến sức khoẻ danh mục của 3AC. Nhiều phân tích, đồn đoán và chứng thực liên tiếp xuất hiện gây nên sự hỗn loạn trong cộng đồng vốn đang rất “nhạy cảm”. Đến ngày 02/07/2022, Three Arrows Capital chính thức nộp đơn xin phá sản lên toà án New York.

Mặc dù vậy, cột mốc này không phải là điểm kết thúc, mà thay vào đó lại là nơi bắt đầu của chuỗi “khủng hoảng thanh khoản” lan rộng trên thị trường, liên đới ra nhiều tổ chức khác trong thị trường crypto.

6. Những vụ Hack đáng nhớ

Thị trường tiền mã hóa đi vào xu hướng giảm trong năm 2022 nhưng chúng vẫn là một “cỗ máy kiếm tiền” béo bở cho các hacker.

Theo thống kê của Chainalysis, ít nhất 3 tỷ USD bị tổn thất trong các vụ hack crypto xuyên suốt năm qua và đưa năm 2022 trở thành kỷ lục về tổng giá trị thiệt hại từ các vụ tấn công tiền mã hóa.

Mục tiêu thường xuyên bị nhắm đến nhất là mảng cross-chain của DeFi.

Dưới đây là thông tin những vụ Hack trong năm 2022, anh em cùng điểm qua nhé!

1. Ronin Network – 622 triệu USD

2. BNB Chain Bridge – 586 triệu USD

3. FTX – 477 triệu USD

4. Wormhole – 325 triệu USD

5. Beanstalk Farms – 182 triệu USD

6. Nomad – 176 triệu USD

7. Wintermute – 160 triệu USD

8. Mango Markets – 114 triệu USD

9. Harmony Bridge – 100 triệu USD

10. Qubit Finance – 80 triệu USD và Fei Protocol – 80 triệu USD

7. Ethereum hoàn thành nâng cấp The Merge

14h (giờ Hà Nội) ngày 15/09/2022 sau khi mạng đạt đến tổng độ khó (Total Difficulty) đầu cuối là 58750000000000000000000. Sau cột mốc này, quy trình xác thực Ethereum chuyển từ bằng chứng công việc (PoW) sang phương thức bằng chứng cổ phần (PoS).

Việc chuyển từ cơ chế PoW sang PoS được xem là mục tiêu của Ethereum trong việc hạn chế lượng carbon tiêu thụ, với mức giảm tới 99,95% so với trước. Đây cũng có thể coi là sự chấm hết cho các thợ đào Ethereum, bởi các hệ thống máy đào hiện nay chủ yếu sử dụng cơ chế PoW để hoạt động. Trong khi đó, PoS chỉ làm nhiệm vụ xác thực, từ đó không tiêu tốn năng lượng như trước.

Anh em có thể xem lại sự kiện này qua các bài viết của TAG Ventures nhé!

8. FTX Sụp đổ kèm nhiều hệ luỵ

Từ 06/11 đến 13/11/2022 được xem là những ngày TỒI TỆ nhất trong lịch sử của ngành crypto, khi 1 sàn giao dịch TOP 2 trên thị trường crypto được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm sụp đổ kéo theo rất nhiều hệ luỵ khác.

Trong hai ngày 16-17/11, Sam Bankman-Fried (SBF) đăng liên tiếp 32 tweet để nói về sự cố sàn giao dịch tiền số do mình sáng lập. Ông cho biết đã phát triển FTX và biến nó thành một cỗ máy khổng lồ trị giá 32 tỷ USD quá nhanh.

Theo nhà sáng lập, FTX có khoản tiền ước tính 5 tỷ USD để dùng làm đòn bẩy, cùng 20 tỷ USD khác thông qua giá trị token FTT. Do đó, khi người dùng rút tiền đồng loạt rút tiền và FTT mất gần 80% giá trị, mọi thứ vuột khỏi tầm kiểm soát bởi sàn không có tài sản đảm bảo nào khác.

“Khoảng 25% số tài sản trên sàn được khách hàng rút ra mỗi ngày. Nhiều vấn đề nảy sinh lớn hơn những gì tôi nhận ra. Hóa ra tôi đã nhầm. Đòn bẩy không phải là 5 tỷ USD mà phải cần đến 13 tỷ USD. Khi không thể kiểm soát, mọi thứ sụp đổ, tất cả cùng một lúc”, SBF viết trong tweet thứ 23.

9. Layer 1 bị lung lay ngôi vương và nhường vị thế dần cho các Layer2

Thêm một hậu quả từ cú sụp đổ FTX là sự suy thoái của hệ sinh thái Solana – vốn là “con cưng” của đế chế FTX – Alameda. Dù các nhà sáng lập lên tiếng trấn an rằng “Solana vẫn ổn” nhưng việc hệ Solana có thể “comeback” sau cú sụp FTX đã bị nhiều nhà phân tích phủ định.

Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến “hoàng hôn Solana” khi TVL giảm dần, người dùng rời bỏ và các dự án nổi bật như Serum (SRM) thừa nhận “không còn hoạt động”.

Những Layer 1 từng “làm mưa làm gió” trong giai đoạn 2021 – 2022 như Avalanche (AVAX), Near (NEAR), Fantom (FTM), Celo (CELO),… đều suy sụp thấy rõ khi không còn thanh khoản từ người sử dụng, cũng như không cung cấp giải pháp gì mới để cạnh tranh với Ethereum.

Tiếp đó thì các Layer 2 nổi lên như Arbitrum, Optimism,… chiếm sóng và thu hút lượng TVL khổng lồ đến từ người dùng.

10. Từ khoá “phá sản” nổi lên như 1 TREND trong crypto 2022

Khi cuộc khủng hoảng thanh khoản ngày càng trầm trọng, hệ quả tất yếu là nhiều công ty không thể trụ vững và tuyên bố phá sản. Năm nay chúng ta đã chứng kiến các cuộc phá sản của những quỹ lớn như:

  • Quỹ đầu tư Three Arrows Capital ngày 02/07;
  • Ứng dụng tài chính Voyager Digital ngày 06/07;
  • Nền tảng lending Celsius ngày 14/07;
  • Công ty đào coin Compute North ngày 23/09;
  • Sàn giao dịch FTX ngày 11/11;
  • Nền tảng lending BlockFi ngày 28/11;
  • Công ty đào coin Core Scientific ngày 21/12.

Kết luận

Năm 2022 với những gì xấu thì cũng đã trải qua rồi, anh em hãy nên cứ thật vững tin và đưa ra cho mình những quyết định thật sáng suốt khi đầu tư nhé! Chúc 2023 với 1 năm sẽ có những điểm xanh với thị trường Crypto. Cảm ơn anh em đã đồng hành cùng TAG trong suốt thời gian vừa qua, đừng quên đăng ký các kênh thông tin của TAG Ventures nhé anh em!