Chắc hẳn những anh em đã tham gia thị trường tài chính đều đã nghe qua thuật ngữ “Thị trường gấu” (Bear Market) và “Thị trường bò tót” (Bull Market). Vậy “thị trường bò tót” và “thị trường gấu” là gì và sự khác nhau giữa hai thị trường này như thế nào, anh em cùng WeTAG tìm hiểu qua những thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé!
Bull market (thị trường bò) là gì?
Bull market là thuật ngữ chỉ thị trường theo chiều giá lên. Một dạng thị trường tài chính mà có sự tăng nhanh về giá các loại chứng khoán, tiền điện tử,… nhiều hơn mức bình quân trong lịch sử. Đặc biệt, chúng tăng trong một thời gian dài trong lượng mua bán lớn.
Khi thị trường tăng, theo chiều giá thì rất nhiều nhà đầu tư muốn mua vào. Mà khi đã có nhiều người mua vào, ít người bán ra, đương nhiên chúng càng bị đẩy lên cao hơn. Thuật ngữ này đôi khi cũng được dùng để mô tả các dự đoán về xu hướng thị trường. Hoặc, sử dụng để nói về một loại chứng khoán riêng nào đó, một mặt hàng, một ngành khác.
Bear market (thị trường gấu) là gì?
Ngược lại với Bull market, Bear market chỉ thị trường theo chiều giá xuống. Theo đó, khi các loại đồng tiền giảm một cách đột ngột, liên tục và kéo dài. Người ta sẽ dùng thuật ngữ này để mô tả cho sinh động hơn. Thông thường, chỉ khi thị trường có sự giảm giá các chỉ số giảm ít nhất 20% từ mốc giá cao nhất. Đồng thời, trong thời gian ít nhất là 2 tháng thì mới được coi là Bear market.
Nguồn gốc của Bull Market & Bear Market từ đâu?
Nguồn gốc của 2 thuật ngữ này bắt nguồn từ các trận đấu ở đấu trường London và Rome thời cổ đại, người ta thường mang 1 con bò đực và 1 con gấu làm đối thủ của nhau. Bởi vì theo phương diện nghĩa đen thì bò và gấu là 2 đối thủ cạnh tranh khốc liệt.
Bull Market & Bear Market được liên tưởng từ hình ảnh những chú bò tót và gấu khi bước vào trạng thái tấn công con mồi. Trong động tác tấn công, bò tót sẽ hất con mồi lên cao và ngược lại gấu sẽ dùng lực của chân trước và chân sau để đạp con mồi xuống thấp. Điều này tương tự giống như việc tăng & giảm giá trong thị trường tiền mã hóa.
Bull Market & Bear Market khác nhau như thế nào?
Dù hai thuật ngữ này khá tương đồng, đều là những từ ngữ dự báo tình hình và xu hướng thị trường tài chính. Nhưng Bull Market hay Bear Market lại hoàn toàn đối lập.
Làm sao để xác định thị trường đang trong trạng thái Bull hay Bear?
Điều đầu tiên nhà đầu tư cần quan tâm đó chính là thông tin. Chúng ta đều biết rằng, thị trường tiền mã hoá luôn rất nhạy cảm với các thông tin khách quan. Ví dụ điển hình đó là Elon Musk chỉ cần chấp nhận thanh toán bằng DOGE thì đồng tiền này lập tức tăng giá mạnh.
Tiếp theo nhà đầu tư cần vận dụng các dữ liệu on-chain hay phân tích kỹ thuật hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia phân tích tiền mã hóa, từ đó có thể tự ra nhận định cho riêng mình rằng thị trường đang trong trạng thái Bull hay Bear.
Cần làm gì khi thị trường rơi vào giai đoạn Bear Market
Nhà đầu tư cần nắm rõ được xu hướng thị trường tiền mã hóa, đồng thời trang bị thêm những kiến thức phân tích kỹ thuật & dữ liệu on-chain cho bản thân.
Tâm lý giao dịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến việc thành công hay thất bại của nhà đầu tư. Rất nhiều trader rơi vào cảnh “kiếm củi ba năm, đốt một giờ”. Chính vì vậy, bên cạnh các chiến lược quản lý vốn hiệu quả, bạn cần xây dựng cho mình một tâm lý giao dịch vững vàng, đấy là tiền đề dẫn đến thành công trong bất kỳ trường hợp nào.
Tiếp theo, nhà đầu tư cần biết dừng lại đúng lúc khi đã có lợi nhuận. Ngược lại, họ cũng cần thiết lập lệnh stop-loss cho bản thân trong khoản lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận được, tránh việc thua lỗ sẽ ngày càng lớn hơn nếu thị trường bước vào Bear Market
Cuối cùng, nhà đầu tư cần học tập & trang bị thêm nhiều kiến thức về kĩ năng mua bán, giao dịch. Điều đó sẽ giúp thao tác đầu tư trở nên linh hoạt hơn trong thị trường đầy biến động.
Kết luận
Trên đây WeTAG đã chia sẻ với anh em về các thuật ngữ này, anh em hãy tỉnh táo và trang bị nhiều kiến thức trước khi bắt đầu giao dịch trong thị trường tài chính này nhé. Cảm ơn anh em đã đọc bài viết và đừng quên đăng ký các kênh thông tin của WeTAG nhé anh em!
Chắc hẳn những anh em đã tham gia thị trường tài chính đều đã nghe qua thuật ngữ “Thị trường gấu” (Bear Market) và “Thị trường bò tót” (Bull Market). Vậy “thị trường bò tót” và “thị trường gấu” là gì và sự khác nhau giữa hai thị trường này như thế nào, anh em cùng WeTAG tìm hiểu qua những thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé!
Bull market (thị trường bò) là gì?
Bull market là thuật ngữ chỉ thị trường theo chiều giá lên. Một dạng thị trường tài chính mà có sự tăng nhanh về giá các loại chứng khoán, tiền điện tử,… nhiều hơn mức bình quân trong lịch sử. Đặc biệt, chúng tăng trong một thời gian dài trong lượng mua bán lớn.
Khi thị trường tăng, theo chiều giá thì rất nhiều nhà đầu tư muốn mua vào. Mà khi đã có nhiều người mua vào, ít người bán ra, đương nhiên chúng càng bị đẩy lên cao hơn. Thuật ngữ này đôi khi cũng được dùng để mô tả các dự đoán về xu hướng thị trường. Hoặc, sử dụng để nói về một loại chứng khoán riêng nào đó, một mặt hàng, một ngành khác.
Bear market (thị trường gấu) là gì?
Ngược lại với Bull market, Bear market chỉ thị trường theo chiều giá xuống. Theo đó, khi các loại đồng tiền giảm một cách đột ngột, liên tục và kéo dài. Người ta sẽ dùng thuật ngữ này để mô tả cho sinh động hơn. Thông thường, chỉ khi thị trường có sự giảm giá các chỉ số giảm ít nhất 20% từ mốc giá cao nhất. Đồng thời, trong thời gian ít nhất là 2 tháng thì mới được coi là Bear market.
Nguồn gốc của Bull Market & Bear Market từ đâu?
Nguồn gốc của 2 thuật ngữ này bắt nguồn từ các trận đấu ở đấu trường London và Rome thời cổ đại, người ta thường mang 1 con bò đực và 1 con gấu làm đối thủ của nhau. Bởi vì theo phương diện nghĩa đen thì bò và gấu là 2 đối thủ cạnh tranh khốc liệt.
Bull Market & Bear Market được liên tưởng từ hình ảnh những chú bò tót và gấu khi bước vào trạng thái tấn công con mồi. Trong động tác tấn công, bò tót sẽ hất con mồi lên cao và ngược lại gấu sẽ dùng lực của chân trước và chân sau để đạp con mồi xuống thấp. Điều này tương tự giống như việc tăng & giảm giá trong thị trường tiền mã hóa.
Bull Market & Bear Market khác nhau như thế nào?
Dù hai thuật ngữ này khá tương đồng, đều là những từ ngữ dự báo tình hình và xu hướng thị trường tài chính. Nhưng Bull Market hay Bear Market lại hoàn toàn đối lập.
Làm sao để xác định thị trường đang trong trạng thái Bull hay Bear?
Điều đầu tiên nhà đầu tư cần quan tâm đó chính là thông tin. Chúng ta đều biết rằng, thị trường tiền mã hoá luôn rất nhạy cảm với các thông tin khách quan. Ví dụ điển hình đó là Elon Musk chỉ cần chấp nhận thanh toán bằng DOGE thì đồng tiền này lập tức tăng giá mạnh.
Tiếp theo nhà đầu tư cần vận dụng các dữ liệu on-chain hay phân tích kỹ thuật hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia phân tích tiền mã hóa, từ đó có thể tự ra nhận định cho riêng mình rằng thị trường đang trong trạng thái Bull hay Bear.
Cần làm gì khi thị trường rơi vào giai đoạn Bear Market
Nhà đầu tư cần nắm rõ được xu hướng thị trường tiền mã hóa, đồng thời trang bị thêm những kiến thức phân tích kỹ thuật & dữ liệu on-chain cho bản thân.
Tâm lý giao dịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến việc thành công hay thất bại của nhà đầu tư. Rất nhiều trader rơi vào cảnh “kiếm củi ba năm, đốt một giờ”. Chính vì vậy, bên cạnh các chiến lược quản lý vốn hiệu quả, bạn cần xây dựng cho mình một tâm lý giao dịch vững vàng, đấy là tiền đề dẫn đến thành công trong bất kỳ trường hợp nào.
Tiếp theo, nhà đầu tư cần biết dừng lại đúng lúc khi đã có lợi nhuận. Ngược lại, họ cũng cần thiết lập lệnh stop-loss cho bản thân trong khoản lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận được, tránh việc thua lỗ sẽ ngày càng lớn hơn nếu thị trường bước vào Bear Market
Cuối cùng, nhà đầu tư cần học tập & trang bị thêm nhiều kiến thức về kĩ năng mua bán, giao dịch. Điều đó sẽ giúp thao tác đầu tư trở nên linh hoạt hơn trong thị trường đầy biến động.
Kết luận
Trên đây WeTAG đã chia sẻ với anh em về các thuật ngữ này, anh em hãy tỉnh táo và trang bị nhiều kiến thức trước khi bắt đầu giao dịch trong thị trường tài chính này nhé. Cảm ơn anh em đã đọc bài viết và đừng quên đăng ký các kênh thông tin của WeTAG nhé anh em!