Nội dungToggle Table of Content

Nhập môn Crypto

AMM là gì? Tìm hiểu chi tiết về AMM mới nhất năm 2022

Tính thanh khoản là yếu tố quan trọng để xác định một dự án tiềm năng, trong thời gian gần đây nhiều dự án nổi lên mạnh mẽ nhờ tính thanh khoản tự động (hay còn gọi là AMM), tuy nhiên số người hiểu rõ về AMM còn thực sự rất ít, hôm nay WeTAG sẽ chia sẻ tất tần tật về AMM, anh em cùng tìm hiểu để rõ hơn trong bài viết này nhé!!!

Trước tiên để hiểu rõ về AMM thì ta tìm hiểu về tính thanh khoản là gì: Tính thanh khoản trong tài chính nghĩa là mức độ ổn định giá trong tài chính mà một sản phẩm được rao bán không ảnh hưởng quá nhiều đến giá thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu sản phẩm được bán ra thị trường được tiêu thụ nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường của sản phẩm đó, thường dễ nhận biết nếu số lượng giao dịch lớn.

AMM là gì?

AMM (Automated Maker Market) là công cụ mang lại tính thanh khoản tự động trong giao dịch. Nó vận hành theo cơ chế toán học, nghĩa là giá mua và giá bán bằng nhau, khi giao dịch mua/bán được đưa lên lệnh sẽ được khớp ngay lập tức.

Ví dụ như: một cặp giao dịch BNB/USDT trader sẽ gửi vào cặp giao dịch một lượng BNB để rút USDT. Điều này dẫn đến tỉ lệ giữa 2 đồng thay đổi ( số lượng BNB tăng). Giá của tiền điện tử đó sẽ tăng lên nếu bạn rút chúng.

Để AMM có thể hoạt động tốt thì cần một nguồn cung thanh khoản. Như đã đề cập ở trên để một cặp giao dịch được thực hiện, cần có nguồn cung cấp tiền điện tử cho cặp giao dịch, từ đó hình thành nguồn cung giao dịch. Khi đóng góp tiền điện tử vào nguồn thanh khoản, người đóng góp sẽ nhận được lãi suất nhất định.

Cơ chế hoạt động của AMM

AMM hoạt động trên giao thức được ứng dụng toán học thay vì dựa trên lệnh như sàn giao dịch tập trung. Ở sàn giao dịch tập trung lệnh giao dịch chưa được thiết lập sẵn và chỉ khớp khi có người đồng ý mua hoặc bán với một mức giá nào đó. Còn ở AMM giao dịch được hoàn thành ngay lập tức nhờ thuật toán đặc biệt sẽ tính ra mức giá cơ sở và điều chỉnh giá theo thực tế. Ở AMM, người dùng sẽ gửi tiền vào nhóm thanh khoản có chứa cặp giao dịch bất kỳ và rút ra một loại tiền điện tử khác trong cặp. Việc rút tiền ra sẽ làm thay đổi tỉ giá của các loại tiền điện tử có trong cặp với nguyên tắc tổng pool không đổi.

Một ví dụ về thuật toán hoạt động của AMM: x*y=k Trong đó: x và y đại diện số lượng của hai mã thông báo trong pool và k là một hằng số được xác định trước, nghĩa là tổng thanh khoản của nhóm luôn được giữ nguyên. Chẳng hạn đối với một cặp giao dịch ETH/BTC, khi người giao dịch muốn mua ETH thì một lượng ETH sẽ bị rút ra khỏi pool chung dẫn đến việc số lượng ETH có trong pool giảm dẫn đến giá ETH sẽ tăng. Và ngược lại giá BTC sẽ giảm để đảm bảo tổng thanh khoản không đổi.

Ưu nhược điểm của AMM

Ưu điểm

Tính ẩn danh

Người sử dụng AMM chỉ cần sở hữu ví điện tử có thể kết nối với AMM là đã có thể sử dụng, hoạt động trên sàn mà không cần xác thực rắc rối.

Tự động giao dịch

Việc giao dịch trên AMM giờ đây sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản, vì AMM sử dụng thuật toán xác định giá nên lệnh được tự động thực hiện bởi smart contract. Bạn chỉ cần xác định cặp giao dịch, số lượng coin muốn mua và sẽ được tự động rút về tài khoản.

Tính bảo mật cao

Việc trao đổi coin trên AMM diễn ra trực tiếp nên coin sẽ được chuyển thẳng vào ví mà không giữ trên bất cứ sàn giao dịch nào, từ đó tránh được việc bị hacker xâm nhập và chiếm đoạt.

Độ minh bạch thông tin

Tất cả giao dịch sẽ được lưu trữ trên blockchain, bạn có thể theo dõi thông tin dễ dàng.

Nhược điểm

Trượt giá

Cách thức hoạt động của AMM là tự động và đảm bảo mức thanh khoản nhưng nhược điểm là khi rút thanh khoản một đồng quá nhiều sẽ dẫn đến giá trị đồng đó trở nên quá cao, để khắc phục điều này đã có những dự án tích hợp cơ chế farm token để thúc đẩy người dụng nạp thêm vào pool thanh khoản nhờ vậy giảm thiểu tình trạng trượt giá.

Phí giao dịch cao

Đa số các AMM đang được xây dựng trên nền tảng ETH,vì vậy phí giao dịch thưởng khá cao và dễ gặp tắt nghẽn.

Một số dự án có AMM tốt

Uniswap: một những AMM tiên phong nằm trên hệ sinh thái ETH, có lượng TVL đuổi sát Curve Finance – AMM hiện đang dẫn đầu, với cộng đồng mạnh số lượng giao dịch lớn Uniswap vẫn là lựa chọn hàng đầu trên ETH.

Pancakeswap: Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới binance smart chain, số lượng giao dịch cộng với phí giao dịch rẻ hơn, Pancakeswap đang dần đuổi theo Uniswap về TVL lẫn số lượng giao dịch.

Ngoài ra bên cạnh đó còn các AMM nổi bật trên các nền sinh thái khác kể đến như: REF Finance, Curve Finance, Sushi swap, Raydium, MDEX….

Kết luận

Với những gì mà AMM có thể làm được thì tiềm năng phát triển của các dự án AMM là nền tảng phát triển dự án. Trong tương lai gần khi bản cập nhật ETH 2.0 được vận hành, sự trở lại mạnh mẽ của các AMM trên nền tảng ETH sẽ là điều có thể xảy ra, cũng như các phát triển các AMM ở các hệ sinh thái mới nổi gần đây. Theo bạn AMM nào có hiệu quả nhất đối với người sử dụng, hãy cùng WeTAG thảo luận phía dưới nhé!!!